Tổn thương não sau chấn thương, tai nạn

Tổn thương não là căn bệnh nguy hiểm dễ xảy ra đối với những trường hợp đầu bị va đập, bị rung lắc dữ dội. Biến chứng nặng nhất của tổn thương não có thể dẫn đến tử vong. 

Nhiều trường hợp bị tổn thương não nhưng lại chủ quan hoặc do không biết. Vậy dấu hiệu nào để dễ nhận biết tổn thương não. Cách phòng ngừa tổn thương não? Tổn thương não điều trị có khỏi được không? Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng phòng khám Meditec tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé. 

 

1. Tổn thương não là gì?

Tổn thương não

Tổn thương não là tình trạng các mô não bị tổn thương, không hoạt động bình thường được do rung chấn từ các vụ va đập hoặc tổn thương do các bệnh lý.

 

Các loại tổn thương não thường gặp:

  • Áp xe não: Là tình trạng não bị nhiễm trùng, xuất hiện hiện tượng viêm mủ ở các mô, rất nguy hiểm.
  • Dị dạng động tĩnh mạch (loại tổn thương não này không liên quan đến chấn thương, mà bắt đầu hình thành từ quá trình mang thai): Là tình trạng các mạch máu phát triển bất thường, lộn xộn vào nhau. Các tĩnh mạch này dễ vỡ làm máu chảy vào nhu mô não.
  • Nhồi máu não (đột quỵ não): Là hiện tượng một nhóm tế bào não bị chết do không cung cấp đủ máu.

 

2. Nguyên nhân tổn thương não sau chấn thương, tai nạn?

Tổn thương não

Nhiều trường hợp bệnh nhân không kiểm tra kỹ, hoặc khi chấn thương có tổn thương não mà không phát bệnh luôn nên thường không phát hiện ra. Nguyên nhân tổn thương não sau chấn thương, tai nạn là:

 

  • Nhiễm trùng vết thương
  • Chấn động: Não bị rung với tần suất mạnh và đột ngột, gây buồn nôn và xuất hiện cảm giác đau đầu chóng mặt, rối loạn trí nhớ tạm thời, không tập chung.
  • Máu tụ: Mạch máu bị vỡ, làm máu tràn ra ngoài tại vị trí va chạm. Cục máu không tan được và đè lên các dây thần kinh khác gây phù não và tổn thương nội sọ, nếu cục máu to quá cần phải can thiệp phẫu thuật.

Tổn thương não do tụ máu chia làm 3 loại: Máu tụ dưới màng cứng, máu tụ ngoài màng cứng, máu tụ trong não

  • Tổn thương sợi trục lan tỏa: Khi bị lắc mạnh và nhiều sẽ xuất hiện các chấm huyết nhỏ trong chất trắng gây tình trạng mất ý thức dài, tổn thương nội sọ.
  • Vỡ xương sọ: khi va chạm lực lớn, xương sọ có thể bị nứt, vỡ

 

3. Dấu hiệu tổn thương não dễ nhận biết

3.1. Dấu hiệu tổn thương não thứ phát

Tổn thương não

 

  • Máu tụ trong sọ: Có thể xuất hiện ngay hoặc sau một thời gian tai nạn. Mạch máu vỡ, gây tích tụ lại thành cục máu đông nằm trong sọ, chèn ép chiếm chỗ của các tế bào não khác.
  • Phù não: Là tình trạng tích tụ nước ở các tổ chức kẽ và trong tế bào não
  • Giãn não thất: Là tình trạng máu tràn ra làm tắc đường lưu thông của nước 

 

3.2. Dấu hiệu tổn thương não nguyên phát

 

Tại chỗ va chạm có xuất hiện các biểu hiện cụ thể như:

  • Sau chấn thương thấy phần da đầu bị rách, chảy máu
  • Hộp sọ bị rạn, vỡ đường chân chim. Phần sọ vỡ sẽ lún vào màng não gây tổn thương nội sọ
  • Tổn thương tại màng não. Màng não bị rách gây dịch thoát ra ngoài
  • Tổn thương ở mạch máu, gây tụ máu ngoài màng cứng

 

3.3. Dấu hiệu tổn thương não ở trẻ em

 

Trẻ em thường hay chạy nhảy, chơi đùa khắp nói, cha mẹ khó kiểm soát được hết. Trong trường hợp trẻ bị chấn thương và có các dấu hiệu sau, cần đưa ngay đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra.

 

  • Sau ngã, trẻ mất ý thức hơn 1 phút
  • Sau ngã một thời gian, thấy xuất hiện các dấu hiệu như hay kích động nổi cáu, ngủ nhiều nhưng khi tỉnh lại hay lơ mơ
  • Sau chấn thương đầu, trẻ thường xuyên bị nôn mửa bất thường
  • Tại chỗ bị thương, sau một thời gian bị phồng, căng lên kèm theo đó là vẻ mặt xanh xao

 

4. Chẩn đoán tổn thương não tại Meditec bằng công nghệ hiện đại

 

Hiện nay, phòng khám Meditec đang sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ( MRI) đang là phương pháp cho ra kết quả chính xác nhất về hình ảnh vị trí tổn thương, kích thước tổn thương não. Sau khi khám xong bệnh nhân sẽ được các bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thần kinh hội chẩn đưa ra kết quả, phương pháp điều trị.

 

5. Điều trị tổn thương não hiệu quả

 

Tổn thương não

 

Tùy từng mức độ tổn thương não và triệu chứng của nó, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp để cải thiện tình hình hoặc làm giảm các triệu chứng tổn thương não:

 

  • Thông thường tổn thương não ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu hạn chế vận động và nằm im một chỗ để theo dõi, người bệnh chỉ cần đến khám định kỳ
  • Dùng thuốc, hóa trị, trị xạ để ngăn chặn sự phát triển của các yếu tố gây tổn thương
  • Tiến hành phẫu thuật để loại bỏ tổn thương (lấy cục máu đông, mảnh vỡ,…)