TẦM SOÁT PHÁT HIỆN MẦM UNG THƯ TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN

Tầm soát ung thư là không chờ đợi !!!

 Ung thư là một căn bệnh cực nguy hiểm. Hiện nay, ở nước ta ước tính có 150.000 trường hợp mới mắc và 75.000 người bị tử vong mỗi năm. Đây quả là con số đáng báo động. Trong những năm qua, tỷ lệ mắc ung thư trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.

  • WHO dự báo, số ca ung thư mới mắc tăng 70% trong 20 năm tới.
  • 70% số người chết ở nước thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam.

Ung thư là gì và hậu quả của nó ra sao ?

Ung thư là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Di căn là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân ung thư.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư.

  • Di truyền: ung thư vú, ung thư dạ dày, đa polyp đại tràng, …
  • Chế độ ăn: giàu đạm, chất béo, đồ ăn nướng, xào, ít rau xanh; thực phẩm không an toàn, …
  • Uống rượu: gây ung thư gan nguyên phát, ung thư đại trực tràng.
  • Thuốc lá: 90% người hút thuốc lá tử vong do ung thư phổi
  • Béo phì: có thể mắc ung thư vú, nội mạc tử cung, thận, tụy, túi mật ,…
  • Môi trường: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, …

Các loại ung thư thường gặp : Có tới gần 200 loại ung thư cùng với nhiều nguyên nhân khác nhau như: Thuốc, hóa chất, tia xạ, virus, vi khuẩn, miễn dịch và đặc biệt ngày nay, nguyên nhân phần lớn là từ môi trường, ăn uống và vệ sinh an toàn thực phẩm:

·  Ung thư vú·  Ung thư cổ tử cung·  Ung thư tiền liệt tuyến·  Ung thư phổi·  Ung thư dạ dày·  Ung thư gan·  Ung thư đại trực tràng·  Ung thư thực quản·  Ung thư buồng trứng·  Ung thư vòm họng·  Ung thư cổ tử cung·  Ung thư tiền liệt tuyến·  Ung thư phổi·  Ung thư dạ dày·  Ung thư gan·  Ung thư đại trực tràng·  Ung thư thực quản·  Ung thư bàng quang·  Ung thư thận, tiết niệu·  Ung thư tinh hoàn·  Ung thư tuyến giáp·  Ung thư vùng đầu, mặt, cổ·  Ung thư tụy·  Ung thư đường mật·  Ung thư tinh hoàn·  Đa u tủy sương, bạch cầu mạn tính, lymphoma·  Ung thư da·  …..vv….

Chẩn đoán ung thư dựa vào đâu ?

 Triệu chứng lâm sàng:

Các triệu chứng báo hiệuCác triệu chứng rõ rệtCác triệu chứng thuộc các hội chứng cận u
Các triệu chứng này thường nghèo nàn, ít đặc hiệu và dễ bị bỏ quaHo kéo dàiXuất huyết, tiết dich bất thườngThay đổi thói quen đại, tiểu tiệnRối loạn tiêu hóa kéo dàiĐau đầu, ù tai 1 bênNói khó, khàn tiếng, nuốt khóNổi u, cục cứngVết loét dai dẳngThay đổi tính chất, kích thước nốt ruồiNổi hạch bất thườngThường khi để đến có các triệu chứng rõ rệt, bệnh đã rơi vào giai đoạn muộn, điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém mà ít hiệu quả, nguy cơ tử vong cao.Sụt cân: sụt cân nhanh, 5-10kg trong vài tháng.Đau: do ung thư xâm lấnHội chứng bít tắc: khó đại tiện, nôn thức ăn cũ, bí tiểu, …Triệu chứng do chèn ép: phù, liệt dây thần kinh sọ, vô niệu, urê huyết cao, …Triệu chứng do di căn: gây các triệu chứng tại cơ quan di căn: tràn dịch màng phổi, cổ chướng, gãy xương bệnh lý, …     Thường gặp giai đoạn muộn hoặc bệnh nặng, tiên lượng xấu.Sốt kéo dàiPhù đầu chiVú to ở nam giớiToát nhiều mồ hôiCăng thẳng, lo lắng, khó chịuRun tay, ngón tayKhó ngủ    

Chẩn đoán cận lâm sàng:

Để chẩn đoán ung thư người ta thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp thường hay được sử dụng là:

  • Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư
  • Siêu âm
  • Chụp X- quang
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Sử dụng đồng vị phóng xạ
  • Chụp PET/CT
  • Nội soi
  • Chẩn đoán tế bào học
  • Chẩn đoán giải phẫu bệnh

Sự Phát Triển Của Ung thư có 4 giai đoạn:

    
Giai đoạn 1Giai đoạn 2Giai đoạn 3Giai đoạn 4
Giai đoạn này mô tả bệnh ung thư tại chỗ tức là các tế bào ung thư chỉ đang phát triển tại nơi đầu tiên và chưa lây lan sang các mô lân cận. Giai đoạn này của ung thư thường được chữa trị cao, và có thể khỏi hoàn toàn, thường là bằng cách loại bỏ toàn bộ khối u với phẫu thuật.Giai đoạn này là một khối u nhỏ hoặc ung thư không phát triển sâu vào các mô lân cận. Nó cũng không lan rộng tới các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nó thường được gọi là ung thư giai đoạn sớm. Ở giai đoạn này cho thấy ung thư hoặc khối u lớn hơn đã phát triển sâu hơn vào các mô gần đó. Chúng cũng có thể lan tới các hạch bạch huyết nhưng không lan sang các phần khác của cơ thể.  Giai đoạn này có nghĩa là ung thư đã lan ra các cơ quan khác hoặc các bộ phận của cơ thể. Nó được gọi là ungthư di căn, ung thư phát triển đến giai đoạn này thì khả năng chữa trị gần như không còn, đã quá muộn để điều trị. 

Tỷ lệ sống của Ung thư đại tràng theo giai đoạn (Báo cáo của Viện ung thư Quốc gia Hoa kỳ)

 Đừng để “ Nước đến chân mới nhảy ” – Còn sức khỏe là còn hy vọng:

Ở Việt Nam, có đến 80% Bệnh nhân Ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn,Vì thế ngoài những mất mát to lớn về con người còn kéo theo hệ lụy về kinh tế gia đình kiệt quệ do phải chữa chạy tốn kém.

Tuy nhiên, do các ung thư  thường phát triển từ một tế bào ban đầu và phải mất nhiều năm cho tới khi có một kích thước đủ lớn để có thể nhận thấy được nên nhờ vào sự tiến bộ của y học hiện đại bệnh ung thư có thể được giảm thiểu và kiểm soát qua các chiến lược phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư. Nhiều bệnh ung thư có thể chữa lành cao nếu được chẩn đoán ung thư sớm và điều trị đầy đủ điển hình như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến… Tại các nước phát triển, 70% người bệnh ung thư tránh được tử vong nhờ vào việc thăm khám định kỳ và tầm soát ung thư sớm. Có nhiều phương pháp chẩn đoán phát hiện sớm ung thư: Siêu âm, CT scanner, Cộng hưởng từ…phương pháp xét nghiệm được cho là phương pháp hữu ích, dễ thực hiện để tìm dấu ấn ung thư, phát hiện ung thư sớm.

Những ai nên kiểm tra xét nghiệm tầm soát ung thư:

Tầm soát ung thư cần thiết cho tất cả mọi người đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ:

 Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ mắc ung thư càng lớn, ngày nay người mắc ung thư ở độ tuổi 30-40 không phải là hiếm.

 Các thói quen xấu:

  • Uống rượu, uống bia, đồ uống có cồn: nguy cơ gây ung thư gan.
  • Hút thuốc lá, xì gà: tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên 25 lần.

 Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:

  • Thừa cân, béo phì hay không cân đối giữa các loại thực phẩm: nhiều đạm, chất béo.
  • Ăn nhiều đồ ăn nướng, xào, đồ ăn để lâu ngày, đun đi đun lại nhiều lần.
  • Ăn nhiều các loại thịt đỏ hay thịt xông khói: thịt lợn, thịt bò, …
  • Ăn nhiều đồ ướp muối, ngâm muối: cà muối, dưa muối, cá muối, …
  • Ăn nhiều mỡ, thịt, ít rau xanh

 Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn: chứa hóa chất bảo quản, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

 Lối sống tĩnh tại, ít vận động, không luyện tập thể dục thể thao.

 Môi trường sống ô nhiễm: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, …

Tiếp xúc với nguồn phóng xạ: công nhân khai thác mỏ chứa chất phóng xạ, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, …

 Bức xạ tia cực tím từ ánh sáng mặt trời: nông dân, thợ xây dựng, làm đường xá và các công việc ngoài trời.

Ung thư do nghề nghiệp: thợ hút bụi amiăng, thợ nhuộm, công nghiệp hóa dầu, khai thác dầu, …

Một số thuốc gây ung thư: một số thuốc điều trị ung thư có thể gây ung thư máu, điều trị thay thế estrogen có thể tang nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, …

Nhiễm các loại vi rút, kí sinh trùng hay vi khuẩn: virut Epstein – Barr, virut Viêm gan B, virut HPV, virut HTLV1, sán Schistosoma, vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Có yếu tố di truyền: một số bệnh ung thư mang yếu tố di truyền: ung thư võng mạc mắt, đa polyp đại tràng, ung thư vú, ung thư dạ dày, …

 Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.

Cách phát hiện sớm ung thư tốt nhất:

Khám sức khỏe tổng quát định kì:

  • Phát hiện sớm các triệu chứng bất thường
  • Phát hiện các thay đổi trong các xét nghiệm cơ bản

Làm các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm:

Các xét nghiệm cơ bản khó có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu, do đó cần các xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Xét nghiệm máu định lượng các chất chỉ điểm ung thư, một trong các số đó là:

  • AFP: trong ung thư gan, buồng trứng, tinh hoàn.
  • CEA: trong nhiều loại ung thư: đại tràng, phổi, vú, gan, tụy, dạ dày, buồng trứng và tuyến giáp thể tủy.
  • CA 15-3: Ung thư vú, cổ tử cung.
  • CA 19-9: Ung thư tụy, dạ dày, đường mật, đại trực tràng
  • CA 125: Ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung.
  • CA 72-4: Ung thư dạ dày, buồng trứng, đại trực tràng
  • CTFRA 21-1: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, bang quang
  • PSA: Ung thư tiền liệt tuyến
  Chú ý khi tầm soát ung thưCó thể ăn uống, sinh hoạt bình thường trước khi tầm soát ung thưKhông nên dùng thuốc trước khi tầm soát để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm (nên dừng thuốc ít nhất 2 ngày trước khi làm xét nghiệm).Tuân thủ theo hướng dẫn của kỹ thuật viên khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.Ý nghĩa của phát hiện sớm ung thưGiảm tỉ lệ tử vong do ung thưKéo dài thời gian sống cho bệnh nhânTăng tỉ lệ bệnh nhân được điều trị bảo tồn, hạn chế phẫu thuậtGiúp bệnh nhân yên tâm điều trị loại trừ ung thưTiết kiệm chi phí trong điều trị do được điều trị sớm khi bệnh mới bắt đầu.Giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và toàn xã hội

Nhận định của chuyên gia tầm quan trọng của tầm soát ung thư:

  • TS Bùi Công Toàn ( Phó giám đốc bệnh viện K trung ương ) nhận định: “Anh có giỏi mấy đi chẳng nữa việc điều trị bệnh nhân giai đoạn muộn là cực kỳ khó khăn, việc phát hiện giai đoạn sớm khả năng điều trị khỏi là rất cao đối với mọi loại bệnh. như vậy việc tầm soát là việc quan trọng hơn cả điều trị “.
  • Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức chia sẻ “so với các bệnh lý khác, bệnh ung thư tỷ lệ gặp nhiều, người quen hay người thân của bạn bè phải nhập viện điều trị đều có liên quan tới ung thư. Trong khi đó, đa phần người Việt Nam phát hiện ở giai đoạn muộn, tiên lượng dè dặt. Chính vì thế, cách phát hiện ung thư sớm nhất là khám định kỳ phát hiện sớm khi bệnh ung thư chưa có triệu chứng để có tiên lượng tốt.”
  • Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức, Viện trưởng viện nghiên cứu phòng chống ung thư, Bệnh viện K “đáng buồn là đa số bệnh nhân tìm đến điều trị khi đã ở giai đoạn muộn (khoảng 2/3 số người biết mình mắc bệnh khi đã ở giai đoạn 3/4) nên khả năng chữa khỏi hoàn toàn rất thấp”

Tầm soát ung thư tại phòng khám Meditec 52 Bà Triệu

Quy Trình Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư:

  Bước 1: Đặt lịch khám qua Hotline / đăng ký trên website:




    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận