Nếu bạn nghĩ rằng, tai biến mạch máu não chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, thì có lẽ đây là một suy nghĩ sai hoàn toàn. Hiện nay, tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hoá, tức tỷ lệ bệnh tai biến mạch máu não xảy ra ở người trẻ tuổi ngày càng tăng cao và phổ biến. Vậy nên, việc tìm hiểu các thông tin về bệnh trạng nguy hiểm này là vô cùng cần thiết cho bản thân và gia đình bạn.
Hãy cùng Meditec lược qua các thông tin cần nắm được về tai biến mạch máu não nhé.
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO LÀ GÌ?
Tai biến mạch máu não là tình trạng mạch máu não (bao gồm động mạch, mao mạch hoặc tĩnh mạch) bị tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột mà không phải do chấn thương sọ não. Khi mao mạch bị vỡ hoặc tắc nghẽn, các tế bào não sẽ bắt đầu thiếu hụt oxy và dưỡng chất. Nếu thời gian kéo dài, sẽ dẫn đến tổn thương nặng nề, thậm chí gây tử vong. Nếu người bệnh may mắn được cứu sống, họ có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như liệt tay chân, liệt nửa người hoặc khả năng giao tiếp bị ảnh hưởng.
Tai biến mạch máu não gồm 2 nhóm thường gặp nhất:
- Thiếu máu não: Khoảng 80% trường hợp tai biến mạch máu não là do thiếu máu cục bộ ở não. Khi lưu lượng máu lên não bị giảm hoặc tắc, các tế bào não không đủ oxy và dưỡng chất. Trong vòng 4 giờ kể từ khi người bệnh có triệu chứng đầu tiên, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng tai biến liệt nửa người hoặc tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên.
- Xuất huyết não: Xuất huyết não chiếm 20% trên tổng số trường hợp tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng máu tràn vào mô não, gây phù não và tăng áp lực lên các mô xung quanh não. Các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần và gây vỡ mạch não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong sẽ rất cao.DẤU HIỆU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Tai biến mạch máu não thường phát triển theo 3 giai đoạn với các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Tai biến mạch máu não có 3 giai đoạn: khởi đầu, quyết định và tiến triển. Giai đoạn khởi đầu chưa có biểu hiện rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Giai đoạn quyết định có biến chứng nghiêm trọng nhưng nếu can thiệp kịp thời vẫn có thể sống sót. Giai đoạn tiến triển là nguy hiểm nhất và nếu không can thiệp kịp thời có nguy cơ tử vong cao.
Một số dấu hiệu tai biến mà người bệnh và người nhà cần chú ý quan sát để phòng tránh bệnh kịp thời, tránh để tình trạng bệnh đến giai đoạn nguy hiểm.
- Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
- Cơ mặt có dấu hiệu co méo một bên
- Ù tai, thị lực giảm sút, mắt mờ
- Khó khăn trong giao tiếp ( cứng lưỡi), loạn ngôn
- Tê bì tay chân, cơ cứng khó cử động
- Mất thăng bằng
- Nhịp tim đập nhanh bất thường
- Hôn mê sâu, sốt cao
NGUYÊN NHÂN GÂY TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Tai biến mạch máu não, còn được gọi là đột quỵ, là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, có nguy cơ tử vong cao nếu không được nhận biết và can thiệp kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh này:
Tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ:
- Nguyên nhân: Thường do máu đông chặn dòng chảy của máu và oxy đi nuôi các tế bào não. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này.
- Tuổi tác: Động mạch thường hẹp hơn khi chúng ta già đi, làm tăng nguy cơ bị thiếu máu lên não.
Tai biến mạch máu não do xuất huyết não:
- Nguyên nhân: Huyết áp cao khiến các mạch máu trong hộp sọ vỡ ra và chảy máu vào xung quanh não.
- Hậu quả: Các tế bào não thiếu hụt oxy và dưỡng chất, dẫn đến tử vong hoặc biến chứng nghiêm trọng.
Để có thể chữa trị kịp thời, cần biết rõ nguyên nhân cũng như tình trạng Tai biến mạch máu não ở người bệnh. Vậy nên, bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không là một câu hỏi khó đối với bác sĩ. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp sẽ có câu trả lời nhất định, việc cần làm là tìm đến cơ sở y tế uy tín và gần nhất để thăm khám kịp thời.
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Tai biến mạch máu não là một trong những bệnh lý nguy hiểm và ngày càng phổ biến hơn. Đây là một bệnh lý đến bất ngờ và khó có thể kiểm soát tình trạng bệnh. Vậy nên, phục hồi chức năng sau tai biến cũng là một vấn đề đáng được quan tâm.
Sau đây là một số cách phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não mà các bác sĩ Meditec đưa ra dựa trên kiến thức cũng như kinh nghiệm đúc kết được.
- Tư thế đúng: Đặt tư thế người tai biến mạch máu não sao cho tránh co cứng, biến dạng khớp.
- Lăn trở thường xuyên, phòng tránh viêm loét do hệ quả của tai biến liệt nửa người, liệt toàn thân để lại: Giai đoạn đầu, cần có người nhà hỗ trợ, dần dần nên để tự do bệnh nhân tự cử động và lăn trở.
- Tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày: Bên cạnh sự giúp đỡ của gia đình ở giai đoạn đầu, người bệnh nên tự hoạt động và sinh hoạt. Điều này sẽ góp phần tăng sự linh hoạt của các cơ và khớp sau tai biến.
- Tập đứng dậy: Đây có thể nói là một phương pháp phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người: phương pháp này giúp người bệnh đứng dậy bằng 2 chân thay vì chỉ đi lại bằng một chân thuận.
- Tập vận động thụ động: Hay nói cách khác là tập luyện trong vô thức, là bài tập mà người bệnh tự tập như nâng hông khỏi mặt giường, tập tay đan vào nhau và co duỗi,…
Nhìn chung, các phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, đặc biệt là các cách phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người, liệt toàn thân cần sự tham gia của cả bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu và người nhà cùng chính bản thân người bệnh.