Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do một nhóm các bệnh do một số họ virus gây ra như: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, Bệnh virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt. Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn.
TẠI SAO MẮC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT?
Dịch sốt xuất huyết các năm trước đây chủ yếu diễn biến ở trẻ em, nhưng năm nay số ngưới lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập viện lớn hơn gấp nhiều lần các năm trước.
• Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.• Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.• Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa. |
Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).
Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.
Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến https://www.cialissansordonnancefr24.com/ triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền nhận định.
Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày). Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- Đau đầu, đau mình, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), sau đó xuất hiện xuất huyết từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong.
- Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt kéo dài 2-7 ngày, sốt kèm các triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị hoặc hạ sườn phải, đôi khi nôn, gan to: ở trẻ em hay gặp hơn người lớn, đôi khi da xung huyết hoặc có phát ban.
- Hiện tượng xuất huyết: thường xuất hiện vào ngày thứ hai của bệnh: Các biểu hiện xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi tiêm chích sẽ thấy bầm tím quanh nơi tiêm. Xuất huyết ngoài da: biểu hiện như các chấm xuất huyết, vết bầm tím, rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân. Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đi đại tiện ra máu. Khi có xuất huyết tiêu hóa nhiều
- Hội chứng thần kinh: đau người. đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau quanh hố mắt; trẻ em nhỏ sốt cao, đôi khi co giật, hốt hoảng; không có biểu hiện màng não
- Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu của sốc gồm: Trẻ mệt li bì hoặc vật vã, Chân tay lạnh,tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.Thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24 h nên đi viện.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT
Vấn đề bị mất nước trong sốt xuất huyết dengue, đó không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước, mà đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu. Vì sao phải truyền dịch cấp cứu sốc dengue: vì bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu. Tại sao bị giảm thể tích tuần hoàn máu, giảm khoảng 20 đến 30% thế tích: vì albumin trong máu thoát quản ra khỏi lòng mạch. Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu, bởi một số lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Có thể nói bệnh siêu vi dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.
Trong phương pháp điều trị thì đều được đưa ra theo từng phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch với lượng bênh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Phòng khám Meditec xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp.
Tiêu chuẩn điều trị tại nhà | Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 – 24 giờ) | Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ) |
Tất cả những bệnh nhân Sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng. | Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.Bệnh nhân Độ I và Độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan lớn.Tất cả bệnh nhân độ III. | Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.Tất cả bệnh nhân Độ IV. |
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Theo các bác sĩ tại Meditec Clinic cho biết, việc phòng bệnh sốt xuất huyết được xem là phương pháp tốt nhất để không bị mắc bệnh. Một số phương pháp tốt nhất hiện nay như: diệt muỗi, bọ gậy, phòng chống muối đốt. Đặc biệt cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy bằng cách phun thuốc diệt muỗi, thả cá, vệ sinh vùng bếp, nước sạch sẽ.
Cách phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt. Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa (bình bông). Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, khạp đựng nước.
Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian.
Phòng chống muỗi đốt bằng cách: Mặc quần áo dài che kín tay chân. Ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi… Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây bệnh sang người khác.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Hotline: 098 121 5252 – 090 121 5252
Thông tin liên hệ:
PHÒNG KHÁM MEDITEC
- Điện Thoại: (024)3936 5252
- Hotline: 098 121 5252 – 090 121 5252
- Địa chỉ: 52 Bà Triệu – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Mail: contact@meditecclinic.com.vn
- Fanpage: www.facebook.com/meditecclinic
- Website: www.meditecclinic.com.vn