SO SÁNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ( CT ) VÀ CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ ( MRI )

CHỤP SỌ NÃO, KHI NÀO THÌ DÙNG CT VÀ KHI NÀO DÙNG MRI?

Não bộ là cơ quan đặc biệt quan trọng điều phối hoạt động mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể người. Não được che chở bởi hộp sọ bao bọc bên ngoài, tuy hộp sọ bảo vệ nhu mô não khỏi các chấn thương nhưng lại cản trở việc nghiên cứu các chức năng của não cả khi bình thường hay mắc bệnh. Bên cạnh đó, máu lên nuôi não được chọn lọc đặc biệt qua hàng rào máu- não, chỉ các chất được cho phép mới có thể đi qua do đó việc thăm dò chức năng qua sinh hóa gặp nhiều khó khăn không giống như việc đánh giá chức năng gan, thận, …

Chụp cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính đã mang tính cách mạng trong việc nghiên cứu não bộ do cho phép thăm khám não mà không xâm lấn. Hai phương pháp có các ưu và nhược điểm khác nhau, do đó tùy vào mục đích kiểm tra và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc dùng CT hay MRI.

Bảng Phân Tích Sự Khác Nhau
Giữa Chụp Cắt Lớp Vi Tính ( CT ) và Cộng Hưởng Từ ( MRI )
CT( Cắt lớp vi tính)MRI(Cộng hưởng từ)
Thời gianThời gian chụp ngắnThời gian chụp dài hơn
Ưu thếVì thời gian chụp nhanh nên được sử dụng trong cấp cứu, đặc biệt trong chấn thương như chấn thương sọ não, ổ bụng.Mô tả rõ nét nhu mô não do độ tương phản cao hơn, mô tả giải phẫu chi tiết, nhạy cảm và cụ thể hơn các bất thường trong não.
Chỉ địnhSau các va đập, chấn thương, đánh giá hộp sọ, các vôi hóa, vật kim loại, …Đau đầu, nặng đầu kéo dài, phát hiện u, bất thường, dị dạng mạch máu não, thoái hóa chất trắng, động kinh, co giật, …
Quá trình chụpÍt bị ảnh hưởng bởi chuyển động của bệnh nhân trong quá trình chụpBệnh nhân cần giữ yên cơ quan bộ phận trong quá trình chụp
Cần di chuyển vật lý bệnh nhân khi cần thay đổi góc chụpCó thể chụp ở nhiều mặt phẳng khác nhau mà không cần thay đổi vật lý bệnh nhân
Ảnh hưởng bởi kim loạiKhông bị ảnh hưởng bởi kim loại trong cơ thể bệnh nhân: máy tạo nhịp tim, đoạn mạch nhân tạo, …Kim loại trong cơ thể bệnh nhân sẽ gây nhiễu từ làm các hình ảnh không được rõ nét. Đồng thời máy cũng ảnh hưởng đến các thiết bị kim loại, từ tính trong cơ thể người
Đánh giá phần bị xương cheCác phần bị che bởi xương sẽ không đánh giá đượcCho phép đánh giá được các phần bị che bởi xương trong hình ảnh CT
Phơi nhiễm bức xạBản chất là tia X mang tính chất phóng xạ.Không sử dụng bức xạ ion hóa nên an toàn hơn, đặc biệt là trẻ em và các bệnh cần thực hiện chụp nhiều lần.
Chất tương phản đường tĩnh mạchLà hợp chất của Iod nên có nguy cơ xảy ra các phản ứng, dị ứng, không chỉ định cho bệnh nhân suy thận.An toàn hơn, rất hiếm khi xảy ra các phản ứng, dị ứng. Có thể dùng cho bệnh nhân suy thận, trừ suy thận nặng (giai đoạn IV,V)
Giá thànhGiá thành thấp hơnGiá thành cao hơn
Kết luậnTrong thăm khám sọ não, thì chụp CT được chỉ định đối với các trường hợp cấp tính như Chấn thương sọ não (do tai nạn giao thông, tai nạn lao động) vì đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian. Các trường hợp không phải cấp tính thì lựa chọn chụp cộng hưởng từ được ưu tiên vì giá trị chẩn đoán tốt hơn rất nhiều so với CT và an toàn cho bệnh nhân do không bị nhiễm xạ.

Một số hình ảnh minh họa

[ Bệnh nhân đi đứng không vững. Hình ảnh CT bên trái không phát hiện bất thường. Hình ảnh Cộng hưởng từ bên phải hình ảnh bất thường rõ rệt (nhồi máu não)]

                             [ Bệnh nhân có triệu chứng sốt. Hình ảnh CT bên trái không phát hiện bất thường, hình ảnh MRI bên phải phát hiện viêm tủy xương C3 và C4 ]

Quy Trình Chụp Cộng Hưởng Từ 

Bước 1: Đặt lịch khám qua Hotline / đăng ký trên website:




    Bước 2: Đăng ký thông tin tại quầy lễ tân

    Đăng ký thông tin tại quầy lễ tân

    Bước 3: Điều dưỡng viên sẽ hướng dẫn khách hàng thăm khám theo đúng quy trình.

    Điều dưỡng viên sẽ hướng dẫn khách hàng thăm khám theo đúng quy trình

    Bước 4: Trả kết quả tư vấn điều trị ( Nếu có ).

    Bước 5: Theo dõi quá trình, chăm sóc khách hàng sau chụp

    Thông tin liên hệ:

    PHÒNG KHÁM MEDITEC

    Điện Thoại:  (024)3936 5252

    Hotline: 098 121 5252 – 090 121 5252
    Địa chỉ: 52 Bà Triệu – Hoàn Kiếm – Hà Nội

    Mail: contact@meditecclinic.com.vn

    Fanpage: www.facebook.com/meditecclinic

    Website: www.meditecclinic.com.vn