Chóng mặt, nhức đầu, xoay tròn là một trong những biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình gây ra, không những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng và những tình huống không đáng có.
Rối loạn tiền đình là bệnh gì ?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh ở phía sau ốc tai hai bên. Cơ thể được cân bằng, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, phối hợp các bộ phận cử động khác như mắt, tay, chân, thân mình đều được tiền đình tác động lên.
Rối loạn tiền đình là tình trạng bất thường do bị tổn thương ở khu vực não và tai trong, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh số 8 và các động mạch có vai trò nuôi dưỡng não. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn quá trình dẫn truyền thần kinh; gây mất thăng bằng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, … Những biểu hiện này lặp đi lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, sức khỏe của người bệnh; làm cho việc di chuyển, vận động trở nên khó khăn hơn.
Phân loại rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Khi vùng tai trong bị tổn thương, rối loạn tiền đình ngoại biên sẽ xảy ra. Những người mắc bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên thường sẽ có biểu hiện chóng mặt, say xe, mất thăng bằng đột ngột … tuy nhiên, bệnh chỉ dừng ở mức này, không gây tình trạng quá nguy hiểm đến người bệnh. Đa số mọi người thường hay mắc loại này.
Rối loạn tiền đình trung ương
Đối với rối loạn tiền đình trung ương, tổn thương thường xảy ra ở vùng sâu ở não bộ, cụ thể là phần thân não và tiểu não. Người bệnh cũng sẽ ít gặp loại này hơn, triệu chứng rối loạn tiền đình cũng ít hơn; tuy nhiên bệnh này sẽ khó chữa và gây nguy hiểm nhiều hơn. Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương có thể do nhiều lý do bệnh lý, u não, …
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên
Đa số người bị rối loạn tiền đình đều thuộc loại này (90 – 95%). Nguyên nhân có thể là do bệnh tiền sử như: Virus Zona, thuỷ đậu, quai bị gây lên tình trạng viêm dây thần kinh tiền đình. Dẫn đến khả năng chúng sẽ bị liệt, khả năng dẫn truyền bị ảnh hưởng và chóng mặt đột ngột xuất hiện kéo dài từ vài giờ đến vài tháng.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân rối loạn tiền đình khác như rối loạn chuyển hoá (tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết), các bệnh về tai (dị dạng tai trong, viêm tai giữa, u dây thần kinh số 8, sỏi nhĩ, …), tác dụng của thuốc (streptomycin, gentamycin, ..), rượu, ma tuý…
Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương
Với rối loạn tiền đình trung ương, nguyên nhân chủ yếu do các bệnh lý khác tác động đến vùng thần kinh trung ương. Bao gồm: thiểu năng tuần hoàn sống nền, hạ huyết áp tư thế, bệnh Parkinson, U tiểu não, nhồi máu tiểu não, Xơ cứng rải rác, Giang mai thần kinh, …
Triệu chứng rối loạn tiền đình
Hội chứng tiền đình ngoại vi
Triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại vi ở mức khá phổ biến, các biểu hiện rõ ràng tuy nhiên ở mức độ nhẹ và dễ nhận biết. Bệnh sẽ được thoái lui nhanh chóng nếu được phát hiện sớm và điều trị.
Triệu chứng thường gặp nhất ở người bị rối loạn tiền đình ngoại vi là hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt và choáng váng khi đứng lên ngồi xuống, mọi thứ như bị đảo lộn. Người bệnh cần giữ nguyên trạng thái để trở lại trạng thái bình thường, nếu cố gắng di chuyển sẽ có khả năng bị ngã và gây ra những chấn thương không đáng có.
Hội chứng tiền đình trung ương
Với triệu chứng rối loạn tiền đình trung ương thì cần theo dõi sát sao và kỹ lưỡng hơn. Bệnh thường phát triển chậm và lâu khỏi:
- Chóng mặt: bệnh nhân thường không chóng mặt dữ dội, có cảm giác bồng bềnh, choáng váng.
- Đau đầu: đầu có thể bị đau khi di chuyển, thậm chí kể cả đứng yên.
- Rối loạn thị giác: khó nhìn, mắt kém, rung loạn nhãn cầu và khó tập trung.
- Rối loạn thính giác: ù tai, khó nghe, nhạy cảm với các loại âm thanh. Nếu âm thanh lớn, có thể gây choáng váng, mất thăng bằng.
- Lo lắng, thiếu tự tin, có thể gây ra trầm cảm.
Phương pháp điều trị bệnh tiền đình
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đáp ứng đều và đủ theo đơn thuốc được kê. Khi kết thúc liệu trình, cần tái khám với bác sĩ và thực hiện những quy định về sức khỏe cần thiết của người bệnh.
Luyện tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình. Các bài tập hỗ trợ phối hợp giữa các chức năng, bộ phận cơ thể nhịp nhàng, cải thiện lại sức khoẻ hệ thống tiền đình. Từ đó, giúp não nhận biết các tín hiệu và xử lý từ bộ phận tiền đình tốt hơn.
Tập thể dục hàng ngày, mang lại sức khỏe thể chất để đảm bảo sức khỏe. Tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tuần hoàn máu ổn định. Đồng thời, giảm bớt áp lực và căng thẳng cho người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đủ chất. Ăn nhiều các loại vitamin và khoáng chất, bổ sung đủ đạm cho cơ thể; tránh các đồ dầu mỡ, chiên xào, nóng trong người.
Rối loạn tiền đình là một trong những bệnh thường xuyên gặp phải ở người trung niên và lớn tuổi. Chúng ta nên bảo vệ sức khoẻ của người thân và chính chúng ta để tránh được những trường hợp không đáng có. Nếu xảy ra những triệu chứng trên, vui lòng đến cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ ngay với Meditec để được tư vấn và thăm khám kịp thời.