Những điều cần biết về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày ghi nhận tỷ lệ tử vong cao thứ ba tại Việt Nam, chỉ đứng sau ung thư gan, ung thư phổi và đang có xu hướng trẻ hóa. 

Ung thư dạ dày xuất hiện phổ biến ở những người trên 50 tuổi trong đó nam giới có khả năng mắc ung thư cao hơn phụ nữ. Nếu được phát hiện sớm và có những cách phòng chữa phù hợp, căn bệnh có thể thuyên giảm và khỏi hoàn toàn lên đến 90%. 

Ung thư dạ dày là gì ? 

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày có sự phát triển bất thường dẫn đến mất kiểm soát và xâm nhập vào các mô ở gần và ở xa qua hệ thống bạch huyết. 

Quá trình xảy ra hiện tượng có thể ít nhất là trong vòng vài tháng hoặc vài năm, vì vậy trong giai đoạn hình thành khối u nếu không được kiểm soát sớm sẽ không thể phát hiện ra bệnh và khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng có thể dẫn đến tử vong. 

Hình ảnh căn bệnh Ung thư dạ dày

Các giai đoạn ung thư dạ dày ? 

Dựa vào những mức độ tổn thương, ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn 0 (giai đoạn sớm)

Là hiện tượng các tế bào ung thư mới xuất hiện nằm ở lớp niêm mạc dạ dày, hay còn gọi là ung thư biểu mô.

Giai đoạn 1 

 Là quá trình các tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày gây tổn thương nhưng chưa lây lan ra các cơ quan khác. Và trong giai đoạn này vẫn chưa có xuất hiện các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu. 

Giai đoạn 2 ( ung thư dưới cơ) 

Là hiện tượng các tế bào đã xâm lấn đến các lớp niêm mạc dạ dày, tại giai đoạn này sẽ có xuất hiện những triệu chứng dễ nhận thấy như đau bụng, buồn nôn, …

Giai đoạn 3 

Là giai đoạn các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể. 

Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối) 

Là hiện tượng các tế bào ung thư đã di căn ra khắp cơ thể và gây nên nguy cơ tử vong cao. 

Người ung thư dạ dày nên ăn gì và tránh gì ?

Ăn uống là một vấn đề rất quan trọng đối với những người bị mắc bệnh ung thư dạ dày, các bạn nên biết mình cần phải ăn những gì để bồi bổ sức khỏe và tránh những gì để căn bệnh không phát triển. 

Trước hết, người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm như sau:

Thực phẩm có chứa chất kích thích

Chất kích thích thường có trong các thuốc lá, cafe, rượu, bia, … sẽ là những tác nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày. Chất kích thích có trong rượu, cafe sẽ góp phần gia tăng tình trạng mất nước, suy giảm hệ miễn dịch và cản trở các chất dinh dưỡng có lợi vào cơ thể. Do đó người mắc bệnh ung thư dạ dày tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích gây độc hại 

Các chất kích thích ảnh hưởng xấu đến ung thư dạ dày

Thực phẩm lên men, đồ chua 

Thực phẩm lên men có trong dưa muối, cà muối, thịt muối  hay đồ chua như chanh, cam, bưởi, dâu tây, … mặc dù tạo cảm giác ngon miệng nhưng lại là các chất tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển. Vì vậy, người bệnh nên có sự cân nhắc và chú ý đến các thực phẩm như vậy.

Thực phẩm lên men, đồ chua ảnh hưởng xấu đến dạ dày

Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ khó hòa tan 

Những loại thực phẩm chứa chất xơ khó hòa tan như ngũ cốc nguyên hạt, đậu nguyên hạt, hạt chứa vỏ, trái cây và rau xanh có nhiều trong vỏ, thân, cuống, … Hấp thụ các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ khó hòa tan sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa, hoạt động co bóp liên tục để có thể tiêu hóa những chất này. 

Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ khó hòa tan

Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, đồ ngọt 

Người bệnh nên tránh các loại trái cây có chứa fructose như nho, dưa hấu, chà là hay các loại rau quả có đường khó tiêu như măng tây, bắp cải, hành tây. Ngoài ra nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn như kẹo, bánh ngọt, soda, …

Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, đồ ngọt

Những loại thực phẩm người bệnh ung thư dạ dày nên ăn: 

Bổ sung chất đạm 

Người mắc bệnh ung thư nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, kẽm, sắt có trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò, … Ngoài ra người bệnh nên ăn nhiều cá, hải sản để bổ sung các acid amin và một vài chất dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể. 

Bổ sung chất đạm hỗ trợ ung thư dạ dày

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa 

Những chất béo không bão hòa có trong quả bơ, dầu oliu, dầu hạt cải là những nguồn dinh dưỡng có giá trị cao và giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể 

Thực phẩm chất béo không bão hòa hỗ trợ ung thư dạ dày

Bổ sung tinh bột 

Gạo, ngô, lúa mì, khoai tây, khoai sọ, sắn, … là những loại thực phẩm giúp hỗ trợ việc tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. 

Tinh bột hỗ trợ ung thư dạ dày

Rau quả hỗ trợ ung thư dạ dày 

Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ và một số các chất dinh dưỡng khác. Việc người bệnh sử dụng những loại thực phẩm có chứa rau quả sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa đồng thời cũng bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. 

Rau quả hỗ trợ ung thư dạ dày

Những dấu hiệu của ung thư dạ dày 

7 dấu hiệu ung thư dạ dày cơ bản mà các bạn có thể cảm nhận cũng như dễ dàng nhận biết qua những triệu chứng như sau. 

Biểu hiện đau bụng, khó chịu và chướng bụng

Là những triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh thường chủ quan và xem nhẹ những biểu hiện này. Theo nghiên cứu trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu đều có những biểu hiện chướng bụng, đầy hơi rất rõ. 

Đau bụng, khó chịu và chướng bụng là triệu chứng ung thư dạ dày

Dấu hiệu chán ăn, mất cảm giác thèm ăn uống  

Là những biểu hiện ung thư dạ dày chắc chắn cần chú ý và thường đi kèm với hiện tượng khó nuốt hoặc mắc nghẹn thức ăn ở họng. Trong nhiều trường hợp không phải lúc nào cũng đau bụng nhưng nếu có sự xuất hiện của các khối u ở dạ dày cũng sẽ là nguyên nhân khiến bạn chán ăn, mất cảm giác thèm ăn. 

Dấu hiệu chán ăn, mất cảm giác thèm ăn uống

Triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đầy bụng sau khi ăn

Sẽ đi kèm với những cảm giác khó chịu và đau âm ỉ ở dạ dày. Ợ nóng là một triệu chứng hết sức phức tạp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc là yếu tố gây ung thư mà mọi người không được phép chủ quan. 

Triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đầy bụng sau khi ăn

Biểu hiện bất thường khi đi ngoài 

Đi ngoài xuất hiện phân đen hoặc trong phân thường xuyên có máu với tần suất lặp đi lặp lại rất có thể các bạn đã mắc phải căn bệnh ung thư dạ dạ dày. 

Biểu hiện đi ngoài bất thường

Hiện tượng sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi 

Trong một thời gian ngắn các bạn gặp hiện tượng sụt cân liên tục kèm theo những cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, quá no thì đây chính là lời cảnh báo của dấu hiệu ung thư dạ dày. Đây là triệu chứng cơ bản, dễ nhận thấy và người bệnh có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vài tháng khi mắc bệnh. 

Biểu hiện sụt cân không rõ nguyên nhân

Biểu hiện nôn ra máu 

Biểu hiện nôn ra máu thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày, đại tràng tuy nhiên người bệnh cần nên suy xét kỹ lưỡng về vấn đề này bởi nó cũng có thể có khả năng là triệu chứng của căn bệnh ung thư dạ dày. 

Biểu hiện ung thư dạ dày

Sức khỏe có sự sụt giảm và suy nhược cơ thể 

Người mắc bệnh ung thư dạ dày có hiện tượng giảm nhiều năng lượng hơn so với người bình thường dẫn đến sự mệt mỏi, không tỉnh táo khi làm các hoạt động thường ngày của mình. 

Biểu hiện ung thư khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược

7 dấu hiệu ung thư dạ dày được Meditec Clinic chia sẻ là những triệu chứng cơ bản, dễ thấy nhưng chưa đủ căn cứ để kết luận người bệnh mắc ung thư dạ dày. 

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác liên quan đến căn bệnh ung thư dạ dày, cũng như những thắc mắc khác liên quan, các bạn hãy liên hệ ngay đến phòng khám Meditec để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và nhanh chóng.