1. Bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ trong y khoa là tình trạng viêm màng trong suốt bên trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi, cụ thể là phần con ngươi màu trắng. Thông thường đau mắt đỏ chỉ gây khó chịu, không gây hại nhiều đến sức khỏe của người bệnh, nhưng bệnh đau mắt này rất dễ lây lan giữa người và người ở một khoảng cách nhất định.
Đối tượng dễ bị mắc bệnh đau mắt đỏ: trẻ em, bà bầu, người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu,.. và mùa dễ mắc bệnh đau mắt đỏ nhất thường là thời điểm giao mùa như mùa thu, mùa xuân.
2. Triệu chứng đau mắt đỏ
- Tròng trắng và mí mắt bên trong màu đỏ, do các mạch máu màu đỏ nổi lên.
- Bọng mắt, mí mắt trên sưng húp nhất là lúc ngủ dậy, phải đợi 1 -2 tiếng mới có dấu hiệu giảm sưng.
- Dịch mắt thường có 2 loại, dịch vàng và dịch xanh, mắt thường đẩy ra trong quá trình bị nhiễm bệnh, khó chịu nhất là sau khi thức dậy gây cản trở việc mở mắt.
- Luôn có cảm giác ngứa mắt, buồn bên trong con ngươi. Phản xạ tự nhiên là muốn dụi tay, gãi mí, ray mạnh vào mắt. Trọng trường hợp này hạn chế những hành động nguy hiểm như trên, nó có thể làm tình trạng đau mắt đỏ của bạn trở lên nguy kịch hơn.
- Sợ ánh sáng, cảm giác đau nhói khi bị ánh sáng hắt vào, nếu muốn đi ra ngoài đường bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc kính râm là ổn thỏa. Tầm nhìn kém, nheo mắt vào mới nhìn được rõ vật ở xa, lúc này bạn không nên cố gắng nhìn vật ở những khoảng cách mà mắt không cho phép.
- Cộm mắt lúc nào cũng thấy như có bụi – dị vật ở trong, nếu nóng sốt đôi khi bị đau đầu giật mạnh mẽ ở hai bên thái dương thì bệnh đã chuyển biến nặng.
- Chảy nước mắt: mắt quá khô và đau rát sẽ tự động chảy nước mắt để tạo độ ẩm.
3. Đau mắt đỏ lây qua đường nào
Đau mắt đỏ có lây không? Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Đây là các câu hỏi thường gặp khi dịch bệnh đau mắt đỏ bắt đầu hoành hành.
Đau mắt đỏ rất dễ lây nhiễm, nên mọi người cần chú ý những điều sau:
- Mắt tiếp xúc với các chất tẩy rửa như dầu gội đầu, sữa rửa mặt gây kích ứng cay mắt, mắt sẽ hiện lên những mạch máu đỏ ở phần tròng trắng. Bạn cần rửa mắt ngay bằng nước sạch hoặc cố khóc cho nước mắt đẩy chất bẩn đi
- Sử dụng kính áp tròng liên tục mà không vệ sinh kính bằng nước rửa chuyên dụng, không vệ sinh tay bằng dung dịch mà đã trực tiếp lấy kính
- Nhiễm trùng mắt khi dùng chung đồ với người khác như khăn mặt, đi bơi ở bể bơi nhiều clo. Những khu bể bơi thường nhiều vi khuẩn do nhiều người tắm, chủ những khu bể bơi cũng không thật thà trong việc thay nước sạch
- Virus, vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau mắt đỏ
- Trẻ em bị đau mắt đỏ chủ yếu là do tắc tuyến lệ, đối với trẻ em các mẹ không nên tự ý chữa trị tại nhà mà phải đi đến phòng y tế. Do sức đề kháng của trẻ em rất yếu
- Trong một không gian nhất định, vi rút sẽ lưu chuyển trong không khí và nước bọt, bạn tiếp xúc với người bị bệnh thì vi khuẩn sẽ tiến vào cơ thể bạn theo con đường hô hấp, hãy đeo khẩu trang và mắt kính khi tiếp xúc với người đau mắt đỏ ở khoảng cách gần nhé
4. Chữa trị bệnh đau mắt đỏ theo những cách sau đây
4.1. Thuốc uống và thuốc nhỏ mắt
Thuốc uống, thuốc nhỏ mắt: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Chườm khăn
Chườm ấm: lấy khăn sạch, chất liệu mềm mại giặt sạch trong nước ấm, vắt sạch để đắp lên mắt cho đến khi khăn hết ấm. Thực hiện nhiều lần nếu thấy mắt có dấu hiệu giảm đau đỏ, khăn ấm sẽ giúp giãn mạch tăng cường lưu thông máu, tăng lượng dầu tiết ra ở mí mắt cho mắt không bị khô.
Chườm lạnh: khi chườm ấm không đỡ, người bệnh có thể chuyển sang chườm lạnh, đa số khi mắt đau nhức, bị sưng thì sẽ sử dụng cách này và làm tương tự như chườm nóng, dùng khăn sạch giặt trong nước mát, vắt khô và đắp lên mắt. Nước mát lạnh sẽ hạn chế lượng máu hoạt động xung quanh. Nhưng nước lạnh quá sẽ bị phản tác dụng nên bạn cần lưu ý về nhiệt độ.
4.3. Lưu ý không làm gì khi bị đau mắt đỏ
Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên hạn chế những việc làm sau đây để giúp mắt nhanh phục hồi
- Tránh dụi mắt, điều này làm bệnh trở nên nặng hơn và có thể lây sang mắt còn lại.
- Tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh đau mắt đỏ, trong trường hợp phải tiếp xúc, bạn nêu đeo khẩu trang và cách xa khoảng 1m.
- Tránh tác động trực tiếp đến mắt, ra đường nên đeo kính có gọng để tránh tiếp xúc với gió, cát bụi. Càng tiếp xúc mắt bạn càng nhiễm khuẩn nhiều hơn vì đến mùa dịch đau mắt thì trong vi khuẩn bay rất nhiều trong gió.
- Đau mắt đỏ nên hạn chế sử dụng kính áp tròng, nếu muốn sử dụng phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc sản phẩm khát khuẩn có cồn 60%, đồng thời mỗi lần tháo kính ra đều phải ngâm vào trong dung dịch có sẵn.
- Không trang điểm vùng mắt, tránh gây kích ứng. Bụi phấn mắt rất mịn và dễ bay vào trong mắt.
- Không sử dụng chung đồ vật cá nhân với người khác để tránh nhiễm vi rút từ người đó.
5. Cách phòng tránh
- Giặt vỏ gối, chăn ga, đổi khăn mặt và tắm bằng nước nóng thường xuyên để diệt vi khuẩn. Đây là những đồ vật tiếp xúc trực tiếp với mặt của chúng ta.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: vitamin, chất xơ, đạm, thực phẩm tăng sức đề kháng,…
- Rèn luyện sức khỏe: tập thể dục, đi ngủ đủ giấc đúng giờ,…
- Khi ra ngoài về cần vệ sinh diệt khuẩn toàn thân, nhất là tay.
- Không sử dụng đồ vật của người mắc bệnh đau mắt đỏ đã sử dụng, tốt nhất nên tiêu hủy chúng đi.
- Không đi bơi trong lúc đau mắt đỏ.
Khi bạn hoặc những người xung quanh bị đau mắt đỏ do các nguyên nhân bên trên gây ra, để tránh bị lây nhiễm và nặng hơn thì phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh đau mắt đỏ mà chúng tôi có thể cung cấp cho bạn. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng như trên thì hãy liên hệ ngay Meditec để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh chóng.