Co giật là bệnh lý thường xuyên xảy ra hiện nay, hay có thể nói là rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Co giật là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức và não bộ của người bệnh. Đây là một bệnh lý xuất hiện một cách đột ngột và khó kiểm soát. Vậy nên dù có người thân bị co giật hay không, thì bạn cũng cần nắm vững một số thông tin cần thiết nhất về bệnh lý này!
Hãy cùng Meditec tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý phổ biến và cũng rất nguy hiểm này nhé!
BỆNH CO GIẬT LÀ GÌ?
Co giật thường xảy ra bất chợt và đột ngột. Vậy nên, những triệu chứng điển hình của co giật cũng sẽ khó kiểm soát, tuy nhiên ta phải nhận biết được rằng khi các tế bào thần kinh hoạt động quá mức sẽ dẫn đến triệu chứng của co giật.
Rõ ràng hơn, sau đây là một số biểu hiện của người bị co giật:
- Trong vòng 24h đồng hồ, người bi co giat sẽ xuất hiện từ 2 cơn co giật trở lên
- Đột ngột, bất chợt, không có dấu hiệu báo trước, thường các cơn co giặt tiếp theo sẽ có triệu chứng giống cơn co giật khởi điểm. Tần suất co giật có thể tái diễn 10 năm.
CÁC TRƯỜNG HỢP CO GIẬT THƯỜNG GẶP
Co giật động kinh
Co giật động kinh là tình trạng co giật xảy ra theo tần suất đều, lặp đi lặp lại liên tục trong khoảng thời gian 5 phút và người bệnh không thể lấy lại ý thức sau cơn co giật kéo dài này. Đây là loại co giật có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của người bệnh, vậy nên cần nhận biết và xử lý kịp thời, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến não người bệnh.
Co giật ở trẻ em
Co giật ở trẻ em khá là phổ biến, một số trường hợp xảy ra khi trẻ ở độ tuổi sơ sinh. Vậy nên cha mẹ và người thân cần chú ý quan tâm và quan sát trẻ. Thông thường, co giật ở trẻ gồm hai loại:
- Co giật toàn thể ở trẻ em: Đây là tình trạng co giật liên quan đến yếu tố di truyền, đặc biệt là tiền sử gia đình có triệu chứng sốt cao dẫn đến co giật, có dấu hiệu bất thường trong hệ thần kinh trung ương.
- Co giật trẻ nhũ nhi: Tình trạng này xảy ra ở đối tượng trẻ nhũ nhi hay trẻ sơ sinh với đa dạng các nguyên nhân. Cần xét nghiệm rõ ràng bằng các phương pháp khoa học, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ.
Co giật người lớn
Co giật người lớn hay còn gọi là co giật toàn bộ cơ thể ở người lớn, với tình trạng mất ý thức và co cứng toàn chi và lặp lại nhiều lần. Thông thường, loại co giật này có khả năng tự khỏi, không cần xử lý, tuy nhiên cũng cần có sự can thiệp của bác sĩ và thuốc chống động kinh.
Co giật cục bộ
Co giật cục bộ là loại co giật ở não và xuất hiện ở một trong các vị trí nào đó trong não bộ, hay nói cách khác là các thuỳ não khác nhau. Triệu chứng của loại co giật này rất đa dạng, có thể còn có ý thức hoặc mất trí nhớ tạm thời, suy giảm ý thức. Đây có thể coi là nguyên nhân dẫn đến co giật toàn thể thứ phát và cần có sự can thiệp của thuốc chống động kinh.
Nhìn chung, các loại co giật này đều được đo lường và chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm EEG, khi đó các bác sĩ và chuyên gia có thể đọc được điện não đồ để đưa ra những nhận định và phương pháp chữa trị.
BỆNH CO GIẬT CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Với mức độ phổ biến và nghiêm trọng của co giật và mức độ động kinh, thì câu hỏi “Liệu rằng bệnh co giật có chữa được không?” được quan tâm nhất.
Dưới tác động của khoa học và y tế
hiện đại, bệnh nhân mắc bệnh co giật hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nói về vấn đề dứt điểm thì cần dựa vào tình trạng bệnh và nguyên nhân hình thành bệnh.
Khả năng khỏi bệnh co giật theo đối tượng
- Đối với trẻ em, nếu nguyên nhân khởi điểm là do chấn thương sản khoa hoặc ngạt não, tỷ lệ hết bệnh ở mức cao nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời.
- Đối với trường hợp và bệnh nhân bị co giật di truyền, tất nhiên việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khả năng khỏi bệnh theo bệnh lý
Khoảng thời gian từ 2-3 năm là thời gian phù hợp để chữa trị cho một ca bệnh co giật. Tuy nhiên việc chấm dứt hoàn toàn sẽ khó có thể cam kết. Đây sẽ là khoảng thời gian cải thiện tốt, cần có sự kết hợp giữa thuốc điều trị.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng thì cần có sự can thiệp của phẫu thuật trực tiếp.