Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, triệu chứng và 1 số phương pháp để điều trị .

Dựa theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới, tình trạng người bị thoát vị đĩa đệm ở người trưởng thành chiếm 30% trong độ tuổi từ 30-60 .

Nên điều trị bệnh sớm sẽ giúp xương khớp chắc khỏe hơn, khả năng vận động nâng cao giúp chất lượng cuộc sống ổn định.

Phòng khám Meditec sẽ cùng bạn tìm hiểu bệnh lý này và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

1/ Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa hoặc tổn thương vùng cột sống sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Bởi lúc này chất nhầy ở đĩa đệm lệch khỏi vị trí và xuyên qua các dây chằng gây chèn ép các rễ thần kinh khiến người bệnh tê bì và đau nhức .

Thông thường người bị thoát vị đĩa đệm sẽ có dấu hiệu đau nhức vùng thắt lưng lan xuống chân và hông hoặc đau vùng cổ lan xuống vai và tay.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp ở người làm công việc văn phòng do ngồi liên tục không vận động , hoặc những người làm công việc bưng bê nặng quá sức.

Hình ảnh bệnh nhân bị đau do thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh bệnh nhân bị đau do thoát vị đĩa đệm

2/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân dễ tổn thương cột sống và gây ra thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:

  • Vận động quá sức, mang vác đồ nặng thường xuyên làm cột sống bị tổn thương.
  • Ngồi, nằm sai tư thế, làm lệch cột sống.
Nhân viên ngồi văn phòng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Nhân viên ngồi văn phòng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Vùng lưng gặp phải chấn thương nặng
  • Do tuổi già nên cơ thể bị thiếu nước, thoái hóa xơ cứng, vùng cột sống dễ bị tổn thương.
  • Béo phì khiến cột sống phải chịu áp lực bởi cân nặng

3/ Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Đau nhức ở tay và chân: Vùng cổ vai gáy xuất hiện những cơn đau đột ngột và lan dần xuống tay và chân.

Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài vài ngày ,sau đó sẽ đau nhiều dữ dội gây khó khăn trong vấn đề đi lại và chuyển động.

Tay chân tê bì :  Do chất nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài nên gây đau nhức và tê bì vùng thắt lưng,vị trí cổ sau đó sẽ lan xuống dần các đốt ngón tay và ngón chân.

Trong người sẽ có cảm giác âm ỉ như kiến bò khiến người bệnh rất khó chịu

Cơ thể bị bại liệt: Khi bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng các cơ ở vùng chân tay sẽ bị teo gây khó khăn cho việc di chuyển và cần phải sự hỗ trợ của người khác

Một số triệu chứng khác:Một số trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhưng không có biểu hiệu rõ rệt như :  tiểu són, cơ bị yếu, hay có cảm giác tê tay chân hoặc tê cả vùng mông .

Các triệu chứng gặp phải khi bị thoát vị đĩa đệm
Các triệu chứng gặp phải khi bị thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ sẽ kiểm tra đoạn căng cứng của cơ và xương, có thể yêu cầu di chuyển theo nhiều tư thế khác nhau để xác định nguyên nhân gây đau.

Để xác định nguyên nhân gây đau, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí căng cứng của cơ và xương .

Nếu đang nghi ngờ bệnh  thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng hơn hoặc muốn xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định :

Chụp cộng hưởng từ (mri), CT hoặc xquang: Chẩn đoán tình trạng đĩa đệm của bệnh nhân thông qua hình ảnh chụp.

HÌnh ảnh chụp Mri giúp phát hiện thoát vị đĩa đệm
HÌnh ảnh chụp Mri giúp phát hiện thoát vị đĩa đệm

 

4/ Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm được điều trị sẽ giúp tình trạng đau nhức giảm giúp việc đi lại và sinh hoạt trong cuộc sống được thuận tiện hơn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm không sử dụng thuốc

Điều trị bằng phương pháp kéo xương: Để giúp máu lưu thông và các vùng xương không bị đâm vào dây thần kinh gây tê bi thì bệnh nhân sẽ được sử dụng biện pháp kéo xương,

căng cơ kéo giãn cột sống.

Lưu ý phương pháp điều trị này không được áp dụngj cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ vì dễ gây nguy cơ đột quỵ cao.

Điều trị bằng phương pháp đông y châm cứu/massage: Cách chữa trị này giúp máu lưu thông và làm giảm các cơn đau lưng hiệu quả

Tập yoga và thiền: Để cải thiện chức năng của cột sống vận động tốt hơn, bệnh nhân có thể tập yoga vận động nhẹ nhàng rèn luyện hơi thở và nhịp tim.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội khoa với thuốc

Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ…

Muốn điều trị hiệu quả bệnh nhân cần tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ hướng dẫn, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ngoài chỉ định .

Hạn chế vận động làm việc nặng gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thuốc.

Sử dụng phương pháp ngoại khoa để điều trị thoát vị đĩa đệm

Khi bệnh nặng và có dấu hiệu bí tiểu, vùng lưng và mông không còn cảm giác , bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân cần phẫu thuật để tránh tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hơn.

Sau thời gian điều trị bệnh khoảng 6 tuần, nếu phác đồ điều trị không thấy hiệu quả, sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp sau :

– Việc đi lại khó khăn , không giữ được thăng bằng cơ thể

– Tay chân tê yếu và teo cơ.

– Bàng quang khó kiểm soát dẫn đến đại tiểu tiện nhiều lần

5/ Một số phương pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện một số phương pháp sau :

Thường xuyên tập luyện thể thao nhẹ nhàng, như đạp xe , bơi lội và chạy bộ để tăng sự dẻo dai cho cơ thể và ổn định phần cột sống.

Ngồi làm việc đúng tư thế, khi nằm nên chuyển vị trí liên tục để máu được lưu thông

Có 1 chế độ ăn uống khoa học lành mạnh , kiểm soát cân nặng tốt để hạn chế áp lực lên cột sống.

Khi bị thoát vị đĩa đệm hoặc có vấn đề gì cân thăm khám với bác sĩ chuyên cơ xương khớp vui lòng liên hệ qua số hotline 0981215252-0901215252 để được tư vấn nhanh nhất

Tham khảo cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà : https://meditecclinic.com.vn/cach-chua-thoat-vi-dia-dem-tai-nha/.

PHÒNG KHÁM MEDITEC

Sức khỏe của bạn – Sứ mệnh của chúng tôi.

Website: meditecclinic.com.vn

Địa chỉ: 52 Bà Triệu – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Email: contact@meditecclinic.com.vn