BỆNH MẤT NGỦ:BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ CHẨN ĐOÁN
Mất ngủ là hiện tượng khó để rơi vào giấc ngủ được hay khó để duy trì giấc ngủ một cách trọn vẹn, gây mệt mỏi, không đủ năng lượng hoạt động cho người mắc.
Những người mất ngủ thường có các biểu hiện dưới đây:
- Thời gian để rơi vào giấc ngủ kéo dài từ 30 phút trở lên
- Thức giấc quá sớm
- Ngủ ít hơn 6 giờ vào ban đêm, kéo dài ít nhất 3 đêm mỗi tuần
- Thức dậy không có cảm giác thoải mái, tươi mới
- Có cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi suốt cả ngày
Mất ngủ kéo dài gây tổn hại nhiều đến sức khỏe người mắc, làm đảo lộn cuộc sống, công việc và sinh hoạt:
- Gây lo lắng về tình trạng mất ngủ của bản thân
- Thấy khó chịu do không được ngủ đủ
- Tăng nguy cơ và tần số đau đầu
- Tâm trạng căng thẳng, dễ cáu gắt
- Gây khó tập trung, khó chú ý
- Làm người mắc dễ gặp tai nạn hoặc nhầm lẫn hơn
- Dễ quên, khó nhớ công việc
- Gây các rối loạn tiêu hóa: đau dạ dày, táo bón, …
Chẩn đoán nguyên nhân mất ngủ như thế nào?
- Khám bác sĩ, chuyên gia về thần kinh, giấc ngủ: sẽ khai thác thông tin của người mắc: thói quen đi ngủ, thói quen thức dậy, cảm giác mệt mỏi như thế nào, làm việc, sinh hoạt ra sao, … có thể sẽ được yêu cầu viết nhật kí về giấc ngủ của bản thân trong một khoảng thời gian.
- Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ: như xét nghiệm máu đánh giá hoóc-môn, chức năng cơ thể; điện não đồ đánh giá chức năng của não; chụp cộng hưởng từ đánh giá tổn thương thực thể tại não: tai biến mạch máu não, thoái hóa chất trắng, u não, …
- Nếu chưa thể phát hiện nguyên nhân gây mất ngủ, bác sĩ có thể đưa ra các xét nghiệm chuyên sâu hơn như ghi lại giấc ngủ bằng máy đặc biệt để đánh giá giấc ngủ một cách chính xác nhất có thể
Các nguyên nhân thường gặp gây mất ngủ:
- Việc đầu tiên cần làm với người mất ngủ là loại trừ các tổn thương thực thể có thể mắc phải gây mất ngủ như các tổn thương não, bệnh lý hệ thống, …
- Căng thẳng trong cuộc sống từ các mối quan hệ trong gia đình, học tập, công việc, xã hội gây ảnh hưởng đến tâm lý và giấc ngủ
- Thay đổi môi trường sống, di chuyển nhiều, thay đổi nhịp sinh học gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
- Do thói quen ăn uống không hợp lý: ăn quá nhiều vào bữa tối, ăn tối quá muộn; sử dụng các chất kích thích như chè, café, rượu, … có thể gây mất ngủ tùy theo cơ địa mỗi người.
- Các vấn đề sức khỏe tâm thần cần được can thiệp: lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, …
- Mất ngủ ở phụ nữ mang thai, phụ nữ mãn kinh, …
- Ngoài các nguyên nhân trên còn có các nguyên nhân khác ít gặp hơn, do đó cần thăm khám bác sĩ để được đưa ra kết luận phù hợp, chính xác nhất cho từng người bệnh.
Chú ý: Đối với trường hợp mất ngủ kéo dài đang trực tiếp ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hằng ngày của bạn, nên đi khám ngay cùng chuyên gia bệnh lý thần kinh: PSG.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng tại phòng khám Meditec 52 Bà Triệu.