Trầm cảm là một loại bệnh lý về tâm thần học do sự rối loạn hoạt động của não bộ gây ra. Những thay đổi bất thường trong tâm lý đã tạo ra nhiều biến đổi bất thường trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người bệnh. Bệnh trầm cảm được chia ra làm các mức độ khác nhau, trong đó người mắc bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ có thể được nhận biết bệnh từ sớm để có thể kịp thời cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
1/ Bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp.Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành xử, ứng xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hay các vấn đề về thể chất và tinh thần. Người mắc bệnh trầm cảm thường có tâm trạng buồn bã, bồn chồn, kèm theo triệu chứng hay khóc, thường không có động lực, giảm hứng thú sở thích trong tất cả mọi việc.
Bệnh trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, ở bệnh nhân trầm cảm nhẹ có thể chưa biểu hiện rõ các triệu chứng và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng quan trọng nhất, người mắc bệnh trầm cảm cần nhận được sự quan tâm của người thân, gia đình và cả bác sĩ điều trị để kịp thời hỗ trợ khắc phục bệnh lý này, bởi lẽ tình trạng này có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị kịp thời.
2/ Những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, thường do 3 nhóm nguyên nhân điển hình sau:
2.1 Do vấn đề về sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý hay còn gọi là stress chính là một nguyên nhân lớn gây nên bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị tác động từ các yếu tố bên ngoài như bị sốc tâm lý do một vấn đề nào đó, mâu thuẫn trong gia đình, căng thẳng trong công việc,…
2.2 Do tiền sử bệnh lý ở não
Người bệnh từng bị ảnh hưởng bởi chấn thương, tai nạn, các bệnh lý về não như u não, viêm não,.. có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc não bị tổn thương.
2.3 Phụ nữ trong thời gian mang thai, nuôi con nhỏ
Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể khi mang thai, lo lắng, mệt mỏi sau sinh, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ của người thân, gia đình khi nuôi con nhỏ,… cũng là những nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
2.4 Do sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
Các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma tuý,.. đều là các chất gây kích thích, tạo ra cảm giác hưng phấn tạm thời. Khi đi vào cơ thể, các chất này khiến cho hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, khiến cho người bệnh mắc bệnh dễ đi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi về thể xác và tinh thần.
3/ Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình nguy hiểm về bệnh trầm cảm mà bạn cần lưu ý:
– Tâm trạng thường xuyên chán nản
– Có cảm giác tội lỗi, tự thấy bản thân kém cỏi
– Chán ăn, sụt cân hoặc thèm ăn, tăng cân
– Phản ứng chậm hơn bình thường
– Thường xuyên mệt mỏi và mất năng lượng
– Mất ngủ thường xuyên
– Giảm ham muốn tình dục
– Suy giảm khả năng nhận thức, tập chung, do dự, khó quyết định mọi việc
– Thường xuyên có ý định tự tử, nghĩ về cái chết
4/ Cách phòng chống và điều trị bệnh trầm cảm tại nhà
Bất kỳ ai cũng đều có thể mắc phải bệnh trầm cảm, chính vì vậy việc chủ động phòng tránh là điều rất cần thiết. Để phòng tránh bệnh trầm cảm, các bạn cần phải:
4.1 Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh, khi đó sẽ giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn, giúp con người cân bằng cảm xúc, nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh trầm cảm
4.2 Vận động cơ thể hằng ngày
Ít vận động khiến cơ thể chậm hơn, não bộ xơ cứng không được linh hoạt và ngày càng nhận được ít yếu tố kích thích. Chính vì thế, tâm trạng không thoải mái và cảm thấy bất an, dần dần trở thành các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
4.3 Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Tập luyện thể dục thể thao hằng hằng sẽ giúp cơ thể thoải mái, khỏe mạnh, gia tăng hormone gây cảm giác hạnh phúc.
4.4 Chú ý đến giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng trầm cảm. Người bệnh cần xây dựng cho bản thân thói quen ngủ đủ 8t tiếng/ ngày và đi ngủ trước 23h.
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ về bệnh trầm cảm, người bệnh không nên coi thường mà cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên môn, trình độ cao để được thăm khám và đánh giá về tình trạng bệnh để từ đó đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể liên hệ đến phòng khám Meditec để được tư vấn và thăm khám với Phó giáo sư Nguyễn Trọng Hưng– chuyên gia hàng đầu về nội thần kinh.