Đột quỵ được biết đến là bệnh lý cấp tính nguy hiểm thường xảy ra đột ngột và chiếm tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ca mắc mới đột quỵ, 11.000 ca tử vong do đột quỵ và đáng báo động hiện nay xu hướng có sự gia tăng ở người trẻ tuổi.
Vậy đột quỵ là gì? Những dấu hiệu của đột quỵ sẽ như thế nào? Cách phòng chữa ra sao? Hãy cùng Meditec Clinic tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Đột quỵ là gì ?
Đột quỵ hay còn biết đến với tên gọi tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hay suy giảm. Chỉ trong một thời gian ngắn, não sẽ bị thiếu oxi, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết dần gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Phân loại các nhóm đột quỵ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Nguyên nhân gây ra bởi sự tắc nghẽn động mạch, chiếm đến khoảng 85% số ca mắc bệnh đột quỵ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.
Đột quỵ do huyết khối
Đột quỵ do huyết khối là một trong những nguyên nhân đột quỵ phổ biến, nguyên nhân tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.
Đột quỵ do tắc mạch
Huyết khối từ các nơi khác đến gây lấp mạch dẫn đến động mạch bị tắc nghẽn. Các cục máu đông có thể được hình thành từ tim hoặc từ các mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra.
Đột quỵ do xuất huyết não
Đây là tình trạng chảy máu não gây ra bởi các vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân là do phình mạch hay hệ thống mạch máu bị dị dạng. Tình trạng xuất huyết não làm chảy máu vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. Nhóm đột quỵ này chiếm đến 15% số ca mắc bệnh.
Đối tượng dễ có nguy cơ đột quỵ não
Nhóm đối tượng có nguy cơ dễ mắc phải đột quỵ cao hơn người bình thường bao gồm:
- Đối tượng lười vận động, ít khi tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe
- Đối tượng thường xuyên hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá
- Đối tượng hạn chế ăn rau xanh nhưng ngược lại rất hay sử dụng những đồ ăn có hàm lượng chất béo và dầu mỡ cao.
- Đối tượng nam giới và nữ giới bước qua tuổi trung niên
- Đối tượng có liên quan đến di truyền, gia đình từng có người đã mắc căn bệnh đột quỵ
- Đối tượng hiện tại đang mắc phải hoặc đang điều trị các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp
- Đối tượng bị béo phì, thừa cân và bị tiểu đường.
Dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày
Tình trạng mặt sưng, hoặc lệch sang 1 bên
Người bệnh hãy thường xuyên quan sát kỹ hơn gương mặt của mình bởi vì đây là những dấu hiệu các bạn có thể nhận thấy rõ ràng nhất. Khi bạn cười lên, những dấu hiệu như bị sưng hay bị lệch hoặc hai bên má chùng xuống thì bạn nên có sự chú ý ngay đến với sức khỏe của bản thân.
Tình trạng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt
Tình trạng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất nhưng nhiều người bệnh lại chủ quan và nghĩ đây là hiện tượng bình thường. Khi tần suất các hiện tượng như trên xảy ra thường xuyên và liên tục hãy đi khám ngay trước khi quá muộn. Và đây có thể là dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày không thể xem thường.
Tình trạng đau tức ngực
Đây chính là tình trạng phổ biến của dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày. Những cơn đau tức ngực sẽ diễn ra liên tục tùy vào từng thể trạng và cơ thể mà mỗi người sẽ gặp phải những cơn đau khác nhau. Có người bệnh sẽ có hiện tượng như ai đó đè nén lên phần ngực của mình, và có người có cảm nhận thành những cơn đau giằng xé, dai dẳng.
Tình trạng mệt mỏi kéo dài
Cơ thể người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, uể oải mặc dù ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nguyên nhân dẫn đến cơ thể mệt mỏi là do tim phải làm việc hết tất cả công suất trong khi các động mạch có dấu hiệu bắt đầu đóng lại. Và khi tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nghẽn mạch máu não và tạo cục máu đông trong não, máu tụ dẫn đến đột quỵ.
Dấu hiệu thở ngắt quãng, nhịp thở không đều
Một trong những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày cần chú ý là khi bạn cảm thấy khó thở hoặc thở đứt quãng, nhịp thở không đều. Khi tim bắt đầu có dấu hiệu tuổi già, phổi yếu đi không nhận đủ lượng oxy khiến cho việc hô hấp vô cùng khó khăn và mệt mỏi.
Dấu hiệu tĩnh mạch bị phình giãn
Tim và phổi yếu, thiếu oxy đồng nghĩa với việc các tĩnh mạch bơm máu cho toàn bộ cơ thể bị khó khăn dẫn đến hiện tượng sưng phình. Mắt cá chân, cẳng chân, bàn chân là những bộ phận dễ bị phình nhất và dễ nhận ra nhất vì đây là các vị trí nằm xa tim nhất.
Biểu hiện phát âm khó khăn, nói ngọng
Đây cũng là một dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày phổ biến, nguyên nhân do môi miệng khô cứng dẫn đến người bệnh gặp khó khăn khi phát âm và không thể nói chuyện một cách bình thường.
Hiện tượng thị lực suy giảm
Người có dấu hiệu đột ngụy thường mất đi thị lực hoặc thị lực có tình trạng bị suy giảm một cách đáng kể. Dẫn đến việc gây ra các ảo ảnh kép ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tầm nhìn của người bệnh
Hiện tượng huyết áp tăng cao
Khi bị cao huyết áp sẽ khiến các dây thần kinh não bộ căng do hình thành các cục máu đông, khó tuần hoàn lên não dẫn đến đột quỵ. Vậy nên người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý để duy trì huyết áp ở mức bình thường tránh những trường hợp huyết áp quá cao hoặc quá thấp gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dấu hiệu cảm lạnh kéo dài
Khi bạn gặp phải trường hợp cảm lạnh kéo dài khiến cho hoạt động bơm máu của tim bị suy yếu dẫn đến tình trạng ho lâu ngày, mệt mỏi và dẫn đến đột quỵ. Vì vậy các bạn nên có sự chăm sóc cũng như để ý nhiều hơn đến với trạng thái cơ thể của mình.
Hiện tượng chân tay tê bì, cử động khó khăn
Là dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày mà người bệnh rất khó nhận biết bởi tần suất diễn ra không thường xuyên. Người có dấu hiệu đột quỵ sẽ cảm thấy chân tay tê mỏi, bủn rủn và khó cử động. Nhiều khi chân tay không thể tự nhấc lên bình thường dẫn đến quá trình vận động rất khó khăn.
Biểu hiện trí nhớ giảm sút
Trước 30 ngày diễn ra tình trạng đột ngụy, người bệnh hay thường có những biểu hiện không tốt như rối loạn trí nhớ, không nhận thức được mọi việc xung quanh, mắt dần mờ đi và ù tai không nghe rõ.
Dấu hiệu đau nửa đầu
Cơn đột quỵ diễn ra khiến máu lưu thông đến não bị chặn hoặc bị ngắt lại do một sự gián đoạn trong mạch máu. Điều này có thể gây rách hoặc hủy hoại mạch máu dẫn đến cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu đột ngột. Lúc đầu cơn đau sẽ chưa dữ dội nhưng càng về sau mức độ sẽ ngày càng tăng lên và nghiêm trọng đáng kể.
Cách phòng tránh đột quỵ não
Nhằm ngăn ngừa những nguy cơ bị tai biến mạch máu não, người bệnh cần duy trì một lối sống và thói quen ăn uống khoa học, hợp lý.
- Hãy dành thời gian tập thể dục thường xuyên, chỉ cần 30 phút/lần với tần suất 3 đến 4 lần trong một tuần để tăng cường sức khỏe bản thân.
- Hạn chế ăn uống những đồ chiên xào hay thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ mà thay vào đó hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng
- Tuyệt đối không nên thức khuya, hãy ngủ đúng giờ, đủ giấc để phục hồi sức khỏe
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu
- Hạn chế tắm đêm vì nó cũng có thể là một nguyên nhân gây đột quỵ cao
- Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định trì và thực hiện đầy đủ các bước để phòng ngừa đột quỵ xảy ra.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác liên quan đến đột quỵ , cũng như những thắc mắc khác liên quan, các bạn hãy liên hệ ngay để được các chuyên gia tại Meditec Clinic tư vấn miễn phí và nhanh chóng.