Dịch sốt xuất huyết là gì?
Dịch sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng có tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Sốt xuất huyết lây truyền do muỗi vằn hút máu người nhiễm siêu vi trùng và truyền sang cho người lành. Muỗi vằn thân có màu đen và có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, chúng sống ở sống ở những nơi bùn lầy nước đọng xung quanh nhà và ngay cả trong nhà, chúng đậu trong những chỗ tối như: gầm bàn, gầm giường, hốc tủ và ngay cả quần áo treo trên vách… Muỗi vằn chúng chích hút máu người cả ban ngày lẫn ban đêm tuy nhiên chúng chích hút mạnh nhất là vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sốt xuất huyết rất dễ lây lan thành dịch lớn lan rộng làm nhiều người cùng nhiễm bệnh một lúc gây thiệt hại rất lớn về công tác điều trị, bệnh có thể gây tử vong nhất là đối với trẻ em. Sốt xuất huyết so với những năm trước đây chủ yếu xẩy ra ở trẻ em. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây số người lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập viện ngày càng lớn hơn gấp nhiều lần so với các năm trước.Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết đó là: xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch điều này dễ gây nên tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức.

Sốt xuất huyết được chia làm 4 mức độ:
– Độ 1: Sốt cao, rất mệt , toát mồ hôi , nhức đầu ,chán ăn , buồn nôn
– Độ 2: Thêm biểu hiện xuất huyết : nốt, đám, mảng, chảy máu chân răng, mũi
– Độ 3: vật vã, li bì , xuất huyết nặng hơn : xuất huyết tiêu hóa , xuất huyết âm đạo bất thường, đe dọa sốc, suy tuần hoàn mạch nhanh, nhỏ, huyết áp kẹt (khoảng các giữa huyết áp tối đa và tối thiểu dưới hay bằng 20 mmHg), hoặc tụt huyết áp, da lạnh, ẩm;
– Độ 4: Suy đa tạng (tim, thận, gan…), xuất huyết nội tạng, sốc nặng, mạch huyết áp không đo được.
Đối với bệnh sốt xuất huyết nếu chúng ta biết cách ngăn ngừa việc rối loạn đông máu thì bệnh sẽ không chuyển sang độ 3-4 và sẽ hồi phục dần, điều này giúp tránh được nguy cơ dẫn tới bệnh nặng hơn và tử vong đáng tiếc.
Rối loạn đông máu là gì? và tại sao lại xảy ra hiện tượng này khi bị sốt xuất huyết?
Rối loạn đông máu là hội chứng đông máu nằm rải rắc trong lòng mạch máu. Tại lòng mạch máu xuất hiện những cục máu đông li ti, cực nhỏ gây tắc vi mạch và làm suy các phủ tạng . Vừa làm giảm các yếu tố đông máu và tiểu cầu việc này sẽ dẫn đến chảy máu không cầm được và sẽ gây sốc nặng dẫn đến tử vong.
Hiện tượng này xảy ra theo cơ chế sau:
Sốt cao (thường kéo dài 2-3 ngày)
↓
Cơ thể bị mất nước, thoát huyết tương
↓
Cô máu
↓
Máu chảy chậm, nhất là ở vi mạch
↓
Tiểu cầu kết tụ (theo phản xạ sinh lý )
↓
Vỡ tiểu cầu (còn do tiểu cầu thực bào siêu vi trùng )
↓
Giải phóng yếu tố kích hoạt đông máu tiểu cầu (yếu tố tiểu cầu 3) làm tăng đông máu
↓
Tạo cục máu li ti trong lòng mạch (chỉ có hại) gây suy chức năng các phủ tạng (tim, gan, thận… )
↓
Tiêu thụ các yếu tố đông máu
↓
Mất dần yếu tố đông máu làm giảm đông
↓
Giảm tiểu cầu + giảm yếu tố đông máu
↓
Đồng thời làm giảm serotonin (yếu tố làm bền thành mạch) nên thành mạch yếu
↓
Gây xuất huyết
↓
chảy máu nặng + tắc vi mạch
↓
Sốc
↓
Tử vong
Căn cứ vào cơ chế nêu trên chính vì thế chung ta phải theo dõi sát sao tình hình cho người bệnh từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 để theo dõi và phát hiện diễn biến nặng. Cần làm các xét nghiệm khi có biểu hiện các nốt xuất huyết bắt buộc:
– Công thức máu
– Tiểu cầu Hematocrit
– Khi có đe dọa sốc: Làm đông máu toàn bộ
Cách điều trị
-Khi bị sốt xuyết huyết chúng ta phải hạ sốt nhanh chóng cho người bệnh bằng cách: chườm lạnh, quạt mát, sử dụng thuốc: Paracetamol theo liều (1 tuổi: 60mg; 1-3 tuổi: 60 -120mg/ liều; 3-6 tuổi : 120mg/liều. Chú ý không được dùng Aspirin, APC.
-Phải phòng mất nước và điện giải cho người bệnh bằng cách sớm cho uống dung dịch điện giải (pha theo hướng dẫn trên bao bì, không pha đặc), nước hoa quả như cam chanh đường…. từ 2-3 lít mỗi ngày ( pha theo hướng dẫn trên bao bì, không pha đặc)
-Khi mạch nhanh 100lần/phút, huyết áp kẹt < 20, phải nhanh chóng hạ truyền Ringer lactate hoặc truyền dung dịch NaCL 0,9% tốc độ 20ml/kg/giờ cho đến khi mạch rõ, huyết áp > 100/60 thì sẽ giảm dần tốc độ 10ml/kg/giờ. Có thể dùng dung dịch mặn ngọt đẳng trương.
– Đối với trường hợp không đỡ, sốc sâu hơn thì phải truyền Plasma, Dextran tốc độ 10-20ml/kg/giờ.
– Chú ý: tuyệt đối không dùng sinh tố K, Corticoid, vitamin C, dung dịch ưu trương., không truyền đạm sẽ làm tăng quá trình đông máu , đưa đến rối loạn đông máu.

Sốt xuất huyết chuyển biến nhanh chóng nếu không phát hiện và chẩn đoán, xử trí kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong là rất cao. Chính vì thế chúng ta không nên chủ quan khi đối diện với căn bệnh này. Hiện nay bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh. Để tránh những diễn biến không đáng có cho người bệnh, khi có 1 trong các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết người nhà cần đưa bệnh nhân tới các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Hotline: 098 121 5252 – 090 121 5252
