Chụp MRI (hay còn được gọi là chụp hưởng từ) là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn an toàn và hiện đại nhất hiện nay. Chất lượng hình ảnh cộng hưởng từ MRI chi tiết, sắc nét và có độ tương phản cao trở thành một trong những kỹ thuật lâm sàng được các bác sĩ lựa chọn chỉ định và chẩn đoán bệnh. Hãy cùng Meditec tìm hiểu chụp MRI là gì? Những thông tin bạn nhất định phải biết về chụp MRI nhé!
- Chụp MRI là gì?
Chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay còn được gọi là chụp cộng hưởng từ là phương pháp tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến và máy tính để phác họa hình ảnh bên trong cơ thể.
Hình ảnh cộng hưởng từ MRI chi tiết, sắc nét và có độ tương phản cao, có khả năng tái tạo hình ảnh 3D và giải phẫu tốt. Từ kết quả chụp MRI, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lý của bệnh nhân và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Khác với chụp cắt lớp vi tính và chụp X-quang, chụp MRI không sử dụng tia X (có bức xạ ion hóa gây hại) nên rất an toàn cho cho bệnh nhân. Bởi những ưu điểm nổi trội, hiệu quả chẩn đoán của chụp MRI tốt hơn nhiều so với chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp X-quang, siêu âm,… và cũng được các bác sĩ đánh giá cao cũng như lựa chọn trong chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh.
Chụp MRI có thể được chỉ định thực hiện trên rất nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như: chụp mri não, tim phổi, đầu gối,… Bên cạnh đó, chụp MRI cũng rất hiệu quả trong việc phác họa hình ảnh hệ thần kinh và mô mềm.
2. Ứng dụng của chụp MRI cho từng bộ phận cơ thể
MRI là phương pháp tạo hình cắt lớp giúp chẩn đoán không xâm lấn giúp bác sĩ có thể nhìn rõ hơn các bộ phận cơ thể như mô mềm, hệ thống xương và các cơ quan của bệnh nhân. Sở hữu nhiều ưu điểm về độ chi tiết và sắc nét cao, chụp MRI thường được chỉ định trong các chẩn đoán về các bệnh lý như:
2.1. Chụp MRI não
Chụp MRI não được chỉ định trong việc tầm soát các vấn đề về não như:
- Bệnh u não
- Tai biến mạch máu não
- Chấn thương sọ não
- Viêm não, màng não
- Dị tật bẩm sinh não
Chụp MRI có thể cho ra hình ảnh giải phẫu của não cũng như tạo ra hình ảnh của dòng máu đến các khu vực của não. Từ đó, có thể xác định những vùng não bị tổn thương hay đánh giá tổn thương do chấn thương đầu hoặc do các bệnh lý thần kinh.
2.2. Chụp MRI tim mạch
Chụp MRI tim mạch giúp bác sĩ chẩn đoán và đánh giá:
- Viêm mạch máu
- Tắc nghẽn mạch máu
- Kích thước buồng tim
- Chức năng buồng tim
- Mức độ tổn thương do đau tim
- …
2.3. Chụp MRI cột sống
Chụp MRI cột sống giúp đánh giá và chẩn đoán chính xác:
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa
- Viêm nhiễm đĩa đệm
- U tủy sống
- …
2.4. Chụp MRI vùng bụng – chậu
Phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý:
- Gan, đường mật: h gan, sỏi mật, u đường mật,…
- Tuyến tụy, thận, tuyến thượng thận, lá lách
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Ung thư đại trực tràng
- U buồng trứng
2.5. Chụp MRI cơ xương khớp
Chụp MRI cho hình ảnh tương phản, sắc nét các cấu trúc sụn khớp, ổ khớp, gân cơ và dây chằng.
2.6. Chụp MRI tuyến vú
Chụp MRI tuyến vú đánh giá và chẩn đoán chính xác các tổn thương tuyến vú: viêm nhiễm tại vú
3. Ưu nhược điểm khi chụp MRI
3.1. Ưu điểm
Hình ảnh chụp MRI chi tiết, sắc nét, có độ tương phản cao. Bên cạnh đó, chụp MRI cho nhiều hình ảnh và nhiều góc độ của một vùng trên cơ thể bệnh nhân mà bệnh nhân không cần di chuyển trong toàn bộ quá trình chụp. Chụp cộng hưởng từ MRI có thể chụp được hình ảnh ở hầu hết mọi mặt phẳng như: mặt phẳng trục, mặt phẳng nhỏ và mặt phẳng vành. Đây cũng xem là ưu điểm nổi trội của MRI khi mà các loại máy chụp khác chỉ giới hạn trong một mặt phẳng duy nhất.
Bên cạnh đó, chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng lên đến hơn 250 sắc thái xám, chụp MRI tạo ra những hình ảnh tương phản cao, rõ ràng và sắc nét. Từ đó, bác sĩ có thể dễ dàng nghiên cứu đánh giá kết quả cũng như chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp.
Đặc biệt, chụp cộng hưởng từ MRI cho phép bác sĩ quan sát các cơ quan bên trong cơ thể bệnh nhân mà không cần xâm lấn. Chụp MRI cũng rất an toàn cho bệnh nhân trong suốt quá trình quét.
Lợi ích của chụp cộng hưởng từ
- Hầu như không có tác dụng phụ trong chất tương phản
- Không có ảnh hưởng từ tia xạ
- Không có ảnh hưởng về mặt sinh học
- Không cần tiêm thuốc cản quang khi chụp mạch
3.2. Nhược điểm
Sở hữu những ưu điểm vượt trội so với các thiết bị y tế khác, chụp MRI vẫn có một số ưu điểm nhất định mà cả bác sĩ và bệnh nhân đều phải thận trọng:
- Thời gian chụp một lần diễn ra khá lâu: không thích hợp trong các trường hợp cấp cứu.
- Tiếng ồn lớn: bệnh nhân cần đeo tai nghe hoặc sử dụng nút bịt tai trong toàn bộ quá trình chụp
- Chi phí chụp cao: Máy chụp cộng hưởng từ MRI là thiết bị rất đắt tiền. Vì vậy, chi phí cho mỗi lần chụp MRI rất cao.
- Bệnh nhân phải bất động tuyệt đối: Với những dòng máy MRI hiện nay, bệnh nhân cần nằm trong máy một thời gian từ 20-90 phút. Bệnh nhân cũng được yêu cầu bất động tuyệt đối trong suốt quá trình quét vì nếu chỉ cần một cử động nhỏ cũng có thể làm biến dạng toàn bộ hình ảnh. Và quá trình quét phải bắt đầu lại từ đầu.
4. Lưu ý trước khi chụp MRI
Để quá trình chụp MRI diễn ra nhanh chóng, đảm bảo an toàn cũng như cho ra những hình ảnh sắc nét và chính xác nhất. Bệnh nhân cần lưu ý những thông tin sau:
- Trước khi bắt đầu quá trình chụp bệnh nhân cần tháo bỏ toàn bộ trang sức, đồ kim loại, đồng hồ,…
- Đối với các bộ phận phát hiện có u, bệnh nhân cần tiêm thuốc đối quang, ổ bụng, tiểu khung thì bệnh nhân nên nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi chụp MRI.
- Chống chỉ định tuyệt đối: Bệnh nhân có máy trợ thính, cấy máy bơm insulin tự động, cấy điện cực ốc tai, có máy tạo nhịp tim, clips phẫu thuật,…
- Chống chỉ định tương đối: bệnh nhân có thai 3 tháng đầu, có răng giả, hội chứng sợ buồng kín, suy thận nặng,…
- Tuân thủ theo hiệu lệnh của kỹ thuật viên, người bệnh cần nằm im bất động để có hình ảnh sắc nét và chính xác nhất.
5. Một số câu hỏi về chụp MRI
5.1. Chụp MRI có gây hại cho sức khỏe không?
Không như các máy chụp X-quang hay chụp cắt lớp CT, máy quét MRI không sử dụng tia bức xạ và không gây ra bất kỳ tác dụng có hại nào cho bệnh nhân. Tuy nhiên, máy quét MRI có sử dụng nam châm rất mạnh có thể hút các vật kim loại. Vì vậy, bạn cần lưu ý tháo bỏ tất cả đồ vật bằng kim loại cũng như trang sức trên người. Đặc biệt đối với bệnh nhân có thiết bị y tế bằng kim loại trong người cần báo ngay với kỹ thuật viên để được hỗ trợ.
5.2. Phụ nữ mang thai có chụp MRI được không?
Chụp MRI được xem là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá an toàn đối với bệnh nhân do không sử dụng tia X (gây nhiễm xạ cho người bệnh). Vì vậy, chụp MRI cũng khá an toàn cho mẹ và bé.
Tuy nhiên, thai phụ trong ba tháng đầu thai kỳ được khuyên không nên chụp MRI nếu không thực sự cần thiết.
5.3. Chụp MRI bao nhiêu tiền?
Giá chụp MRI chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người bệnh và người nhà bệnh nhân quan tâm. Chi phí mỗi lần chụp MRI khá cao do máy chụp cộng hưởng là một thiết bị cực kì đắt tiền. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng. Phụ thuộc vào vị trí của từng bộ phận, giá chụp cộng hưởng từ sẽ có những mức giá khác nhau. Vì vậy hãy liên hệ ngay với Meditec để nhận được tư vấn từ bên mình nhé!
Thông qua những chia sẻ chi tiết của Meditec về chụp MRI, các bạn đã nhận được những thông tin hữu ích của chúng mình. Nếu muốn thăm khám và chụp MRI, hãy liên hệ ngay cho Meditec để nhận được tư vấn chi tiết cũng như đặt lịch thăm khám tại chúng mình nhé! Đừng quên luôn theo dõi Meditec để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!