CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ Ổ BỤNG

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực y học, cộng hưởng từ ổ bụng là một kĩ thuật tiên tiến hàng đầu trong việc phát hiện và chẩn đoán các tổn thương liên quan trong ổ bụng.

chup-cong-huong-tu-o-bung-1

Chỉ định của Chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng

Cộng hưởng từ ổ bụng được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ có những tổn thương, bệnh lý của các tạng, các cơ quan trong ổ bụng mà không thể thực hiện qua việc thăm khám thông thường, như:

– Điều tra các nguyên nhân gây đau hoặc sưng tại vùng bụng

– Bệnh của các cơ quan đường tiêu hóa:

  • Gan mật:
  • Phát hiện khối u gan, các tổn thương của gan
  • Phát hiện bất thường về cấu trúc mạch máu gặp trong U máu tại gan, là một bệnh tương đối phổ biến.
  • Đánh giá sự co giãn ống mật chủ, tình trạng sỏi ống mật và đường mật
  • Tình trạng sỏi, độ căng túi mật, và tính chất dịch mật
  • Phát hiện u hoặc ung thư đường mật
  • Thận
  • Phát hiện khối u thận, tuyến thượng thận và các tổn thương khác
  • Tình trạng nhu mô thận, đài bể thận, tĩnh mạch thận
  • Dịch khoang Morrison: quan sát và đánh giá tình trạng khoang cạnh thận
  • Lách
  • Phát hiện các bất thường về cấu trúc và các tổn thương của lách
  • Tụy:
  • Phát hiện và đánh giá khối u tụy, các tổn thương nghi ngờ ung thư tụy, tình trạng viêm tụy cấp và mạn tính
  • Các bất thường của ống tụy (tắc, giãn) và quanh ống tụy
  • Phổi
  • Đánh giá dịch màng phổi, phát hiện các khối u, ung thư của phổi, phế quản, trung thất (một khoang trung tâm  nằm trong lồng ngực, giữa các khoang màng phổi).

Khi nào cần chụp Cộng hưởng từ?

Khi có một trong các triệu chứng dưới đây, bạn cần được thăm khám và Bác sỹ có thể sử dụng cộng hưởng từ cùng với các phương pháp khác để chẩn đoán bệnh chính xác.

  • Đau bụng (dữ dội, âm ỉ, đau nhẹ, theo chu kì, vùng đau lan tỏa phía sau lưng)
  • Các triệu chứng kèm theo đau bụng như: da tái lạnh, niêm mạc nhợt, vật vã, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, vàng da, sốt, sút cân…
  • Bụng chướng, đau vùng rốn khi ấn nhẹ hoặc đau khắp vùng bụng.
  • Mắc các bệnh về gan như: viêm gan siêu vi A, B, C, E, gan nhiễm mỡ, xơ gan…
  • Tiểu nhiều hoặc không đi tiểu được, nước tiểu có màu sẫm, tiểu ra máu
  • Xuất hiện phù, sưng tấy, phát ban gây ngứa, chảy nước tại các vị trí tay, chân, mặt
  • Theo dõi các tiến triển sau phẫu thuật viêm ruột thừa, xử lí u, sỏi, ung thư, ghép tạng
  • Tầm soát, phát hiện ung thư sớm của các cơ quan trong ổ bụng.

Ảnh chụp MRI phát hiện u máu gan

Những lưu ý khi thực hiện MRI ổ bụng

Hiện nay chưa ghi nhận bất kì tác dụng phụ nào liên quan khi tiến hành chụp MRI ổ bụng. Tuy nhiên, vì máy chụp MRI tạo ra một từ lực lớn nên trước khi thực hiện, cần có những lưu ý sau:

– Bệnh nhân đã từng phẫu thuật cấy ghép kim loại như: cấy van tim nhân tạo, đặt stent mạch vành, kẹp mạch vành…

– Bệnh nhân sợ các nơi chật hẹp, đóng kín, hội chứng sợ lồng kính (Claustrophobia)

– Chứa dị vật kim loại trong cơ thể như: mảnh đạn, nẹp vít trong phẫu thuật xương, răng giả, niềng răng, chỏm xương nhân tạo…

–  Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim, máy trợ thính, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da (với bệnh nhân điều trị đái tháo đường)…

– Bệnh nhân tâm thần, người có kích thước quá cỡ, trẻ nhỏ nghịch ngợm, không hợp tác.

– Người bệnh lao động trực tiếp trong môi trường khai thác và sản xuất kim loại

– Phản ứng với thuốc đối quang (rất hiếm)

Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì:

Trước khi chụp cộng hưởng từ ổ bụng:

– Bệnh nhân nên mang theo hồ sơ bệnh án cũ, giấy tờ tùy thân, kết quả xét nghiệm gần nhất… để bác sĩ xem xét và tư vấn thực hiện.

– Phụ nữ mang thai dưới 12 tuần tuổi cần cân nhắc kĩ lưỡng và có sự chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa khi thực hiện chụp cộng hưởng từ ổ bụng.

– Không mang các vật dụng chứa kim loại như: kẹp cà vạt, chìa khóa, đầu bút bi, tiền kim loại, thắt lưng, trang sức, đồng hồ… vì có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh và làm sai lệch kết quả.

– Các thiết bị điện từ như: thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động (thẻ ATM), thẻ nhớ, chìa khóa từ, điện thoại di động có thể bị mất dữ liệu khi tiến hành chụp cộng hưởng từ.

– Với bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật cấy ghép thiết bị hỗ trợ tim mạch, máy tạo nhịp, máy trợ thính, kẹp mạch máu, các nẹp vít xương, răng giả, chỏm xương nhân tạo… cần nói rõ các thông tin cho bác sĩ để được tư vấn.

– Người bệnh tâm thần, trẻ nhỏ, người mắc hội chứng sợ lồng kính có thể được chỉ định dùng thuốc an thần hoặc gây mê theo chỉ định của bác sĩ trước khi thực hiện.

Trong khi chụp cộng hưởng từ ổ bụng:

– Thời gian chụp dao động khoảng 15 – 30 phút, bệnh nhân có thể sử dụng tai nghe để làm giảm sự khó chịu do tiếng ồn của máy chụp cộng hưởng từ phát ra.

– Với kĩ thuật chụp cộng hưởng từ ổ bụng, bệnh nhân sẽ phải nhịn thở trong một khoảng thời gian và nằm yên để có được chất lượng hình ảnh tốt nhất.

– Thuốc đối quang sẽ được tiêm khi bác sĩ muốn làm rõ hơn các tổn thương khó phát hiện.

Sau khi chụp cộng hưởng từ:

– Sau khi chụp xong, bệnh nhân có thể ra về và tham gia công việc, sinh hoạt bình thường. Kết quả có trong vòng 15-30 phút.

Chụp cộng hưởng từ ổ bụng tại phòng khám Meditec Clinic  52 Bà Triệu

Phòng khám Meditec Clinic 52 Bà Triệu sử dụng dòng máy chụp cộng hưởng từ MAGNETOM Amira 1.5 Tesla – Siemens hiện đại, cho ra một kết quả chụp cộng hưởng từ nhanh chóng, chính xác.Trình chơi Video00:0003:59