Chảy máu dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị 

Chảy máu dạ dày là biến chứng nguy hiểm liên quan đến các bệnh của đường tiêu hóa. Vậy bệnh chảy máu dạ dày là gì? Nguyên nhân dẫn đến chảy máu dạ dày? Biểu hiện chảy máu dạ dày? Cách điều trị bệnh chảy máu dạ dày là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây

Chảy máu dạ dày là gì? 

Nôn ra máu là tình trạng thường xuất hiện khi người bệnh bị chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày là tình trạng người bệnh bị chảy máu ở niêm mạc dạ dày khiến người bệnh nôn ra máu và đi ngoài ra máu. 

Chảy máu dạ dày là triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa phổ biến ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi và đặc biệt là vào nam giới do đối tượng này thường sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu nhiều hơn nữ giới. 

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu dạ dày là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bệnh bị chảy máu dạ dày. Có thể là do thói quen sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ của người bệnh, hoặc do tiền sử bệnh lý từ trước.

Bệnh nhân bị mắc bệnh về dạ dày

Loét dạ dày tá tràng, K dạ dày, viêm dạ dày cấp, polyp dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh về dạ dày dẫn đến tình trạng người bệnh bị chảy máu dạ dày hiện nay. Trong đó , viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân chính và phổ biến gây ra hiện tượng chảy máu dạ dày cho người bệnh với hơn 40% trường hợp mắc bệnh. 

Viêm loét dạ dày là nguyên nhân chính và phổ biến gây ra hiện tượng chảy máu dạ dày

Bệnh nhân bị mắc các bệnh về máu

Bệnh nhân có thể bị chảy máu dạ dày do mắc các bệnh về máu. Các bệnh về rối loạn đông máu và cầm máu có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu dạ dày như: Suy gan, xuất huyết giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết, suy tủy,..

Bệnh nhân uống quá nhiều bia rượu

Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ nam giới gặp phải tình trạng chảy máu dạ dày nhiều hơn nữ giới. Và một trong những nguyên nhân chính là do nam giới tiêu thụ lượng đồ uống có cồn quá lớn vào cơ thể. Rượu bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến bao tử từ đó dẫn  đến hiện tượng chảy máu dạ dày. Cụ thể, khi cơ thể người bệnh hấp thụ một lượng lớn đồ uống có cồn, lớp niêm mạc dạ dày của bệnh nhân sẽ tăng thẩm thấu, từ đó xuất hiện hiện tượng chảy máu dạ dày.

Lạm dụng bia rượu là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy máu dạ dày ở nam giới

Bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc giảm đau chống viêm Non Steroid và Aspirin

Các bệnh nhân bị chảy máu dạ dày có thể xuất phát từ nguyên nhân dùng các thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid trong điều trị các bệnh về xương khớp, Aspirin để ngăn ngừa kết tập tiểu cầu quá liều.

Biểu hiện của chảy máu dạ dày là gì?

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình và dễ nhận biết  khi người bệnh bị chảy máu dạ dày. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường này, người bệnh hãy đi khám sức khỏe ngay lập tức tại các cơ sở y tế gần nhất.

Nôn ra máu

Đây là biểu hiện rõ ràng nhất nếu người bệnh bị chảy máu dạ dày. Đây là biểu hiện cảnh báo dạ dày người bệnh đang bị tổn thương và bị xuất huyết.

Đi ngoài ra máu 

Đây là biểu hiện mà người bệnh sẽ gặp phải sau khi nôn ra máu. Bệnh nhân có thể đi ngoài ra phân có màu đen, phân sền sệt và có mùi khắm khó chịu. Lượng phân có màu đen càng nhiều thì tình trạng chảy máu dạ dày của bệnh nhân càng nghiêm trọng.

Da xanh xao, nhợt nhạt

Dạ dày người bệnh bị tổn thương dẫn đến khả năng chuyển hóa thức ăn hay các chất dinh dưỡng yếu kém khiến bệnh nhân mệt mỏi dần, lâu ngày dẫn đến tình trạng cơ thể bệnh nhân bị suy nhược, từ đó da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, không có sức sống.

Đau vùng thượng vị

Người bệnh bị chảy máu dạ dày sẽ thường gặp các cơn đau ở vùng dạ dày, dần dần lan ra khắp cả bụng. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội kèm theo các biểu hiện khác như vã mồ hôi lạnh, bụng cứng, mặt tái,..

Cơ thể thiếu máu 

Bệnh nhân khi bị chảy máu dạ dày dẫn đến tình trạng nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bệnh nhân bị thiếu máu và xuất hiện các biểu hiện : Choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp,..

Choáng váng, hoa mắt là biểu hiện bệnh nhân có thể gặp phải khi bị chảy máu dạ dày

Bệnh chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?

Trong trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ít thì bệnh nhân chỉ cần theo dõi tại bệnh viện trong vòng 24-48 giờ. Trong khoảng thời gian này, nếu bệnh nhân không còn dấu hiệu chảy máu thì có thể xuất viện và sử dụng thuốc điều trị tại nhà.

Tuy nhiên trong cũng có nhiều trường hợp rất nguy hiểm, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. 

Do đó, bệnh chảy máu dạ dày là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng tử vong của người bệnh nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên.  

Cách điều trị khi bị chảy máu dạ dày 

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà các bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ áp dụng 2 hướng điều trị như sau:

Bệnh nhân bị xuất huyết nhẹ

Bệnh nhân sẽ được theo dõi tại bệnh viện từ 24-48 giờ rồi tiến hành nội soi. Sau khoảng thời gian này, nếu bệnh nhân hết chảy máu ( xuất huyết), bệnh nhân sẽ được xuất viện và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân bị xuất huyết nặng

  • Bệnh nhân phải được cầm máu ngay lập tức để tránh trường hợp bị mất máu quá nhiều
  • Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong 10-14 ngày
  • Bệnh nhân sẽ dùng thuốc chữa lành vết loét trong 6–8 tuần.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về bệnh chảy máu dạ dày được phòng khám Meditec tổng hợp. Nếu người bệnh thấy xuất hiện các biểu hiện của bệnh chảy máu dạ dày thì nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời nhé