Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Trước đây chủ yếu thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi. Nhưng ngày nay đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở giới trẻ, nhất là nhân viên văn phòng, công nhân làm việc nặng thường xuyên,… do sai tư thế ngồi hoặc tư thế bốc vác/ bốc vác quá nặng khi làm việc dẫn đến ảnh hưởng đến các khớp xương.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm có gây đau đớn không? Là câu hỏi mà phòng khám Meditec thường hay gặp, bài viết dưới đây là những thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm mà chúng tôi muốn gửi tới bạn.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý liên quan đến xương khớp, là tình trạng phần nhân nhầy của đĩa đệm bị chật hoặc lệnh ra ngoài giữa hai đốt sống. Phần nhân nhầy này sẽ chiếm diện tích và chèn ép các dây thần kinh, dây chằng xung quanh từ đó gây cảm giác đau nhức, tê bì một vùng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu chúng ta không chữa trị kịp thời. Ban đầu người bệnh chỉ gặp một số cơn đau bình thường, nhưng về sau thời gian đau nhức sẽ thường xuyên và kéo dài làm người bệnh khó vận động, di chuyển, khó chịu.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm có biến chứng nguy hiểm sẽ gặp phải như:
- Tổn thương dây thần kinh và dây chằng xung quanh. Nhân nhầy tràn vào trong ống sống chèn ép, làm hẹp và giảm quá trình lưu thông máu, bệnh nhân có nguy cơ cao bị liệt nửa người hoặc cả người.
- Hội chứng rễ ngựa hoặc cơ vòng bị rối loạn: Rễ thần kinh bị chèn ép, mất phản ứng dẫn đến người bệnh hay đi vệ sinh mà không kiểm soát được (nước tiểu rỉ ra không kiểm soát, tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu nhiều dầm dề)
- Khi bệnh quá nặng, người bệnh không di chuyển vận động được, về lâu dài sức khỏe bị suy yếu (u uất, trầm cảm,…) và teo cơ.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa trị được không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa trị khỏi khi phát hiện kịp thời ở giai đoạn đầu. Và cần dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
2.1. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
- Sai tư thế trong làm việc, trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày (ngồi lệch, ngồi vắt chân, ngồi cong lưng quá lâu, vận động đột ngột quá mức,…) làm cột sống và đĩa đệm không kịp phản ứng hoặc chịu áp lực quá lớn dẫn đến tổn thương.
- Do chấn thương từ va đập, tai nạn vùng lưng hoặc cổ
- Lão hóa cơ thể: Càng lớn tuổi thì cơ thế càng khó sản sinh ra các chất nhầy xung quanh đốt sống xương dẫn đến sự xoay chuyển giữa các đốt sống không được linh hoạt, trơn tru. Khi về già đĩa đệm xung quanh đốt sống dễ bị mất nước làm đĩa đệm bị xơ cứng.
- Khung xương của cơ thể đặc biệt là vùng thắt lưng phải chịu tải quá lớn do thừa cân, béo phì, khung xương sẽ bị cong dần theo hình chữ S.
2.2. Các biểu hiện của bệnh thoát vị địa điểm
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm dễ nhận thấy:
- Đau từ gáy dọc xuống: Ban đầu thì bạn phải ấn vào mới thấy đau 1-2 đốt sống, sau đó sẽ đau lan rộng ra vùng xung quanh gáy và cổ
- Đau nhức ra nhiều vùng từ vai xuống: Thông thường khi đau lan rộng như thế này, bệnh đã xuất hiện một thời gian dài. Cơn đau sẽ lan ra khắp 2 vai trở xuống và dọc theo cánh tay
- Cơn đau thất thường: Vào những hôm thời tiết lạnh hay ẩm thấp, cơn đau sẽ xuất hiện liên tục khi bệnh nhân vận động như ngả cổ, cúi đầu, hắt hơi,…
- Mất cảm giác và yếu cơ: Do dây thần kinh bị chèn ép dẫn tới tê liệt. Tay bệnh nhân có thể không kiểm soát được sức lực khi cầm đồ vật…
2.3. Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở đâu
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ rất nguy hiểm. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây ra một số bệnh liên quan như thiếu máu não, hẹp ống sống cổ, liệt cơ thể,…
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Gây ra khó khăn khi ngồi xuống hoặc đứng lên, một số bệnh liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống lưng như: bị gù, bị liệt thân dưới,…
3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà mà bệnh nhân có thể tham khảo, giúp giảm khó chịu cho bệnh nhân trong sinh hoạt:
- Nghỉ ngơi thường xuyên: Bệnh nhân thường đau đớn là do vận động nhiều. Vì vậy để hạn chế cơn đau người bệnh nên hạn chế hoạt động nặng, mang vác, dành thời gian để nằm thư giãn, nghỉ ngơi.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự gia tăng hoặc giảm liều lượng để nhanh chóng chấm dứt cơn đau. Điều này sẽ sinh ra cơ chế kháng thuốc đối với cơ thể bệnh nhân.
- Mát xa bấm huyệt: Đây là phương pháp đông y cổ truyền được nhiều người tin tưởng sử dụng. Việc bấm huyệt này giúp lượng máu được lưu thông tốt đồng thời thư giãn các cơ giảm đau co thắt hiệu quả.
- Tập thể dục giãn cơ dẻo dai: Vừa tăng cường sức khỏe vừa tăng sự dẻo dai cho đốt sống lưng và cổ. Bạn có thể tập yoga, gym, thái cực quyền, bơi lội, đạp xe,…
- Đắp lá: Trong y học đắp lá cổ truyền lá xương rồng có thể làm xoa dịu cơn đau, tiêu viêm do thoát vị đĩa đệm gây nên.
- Chườm nóng: Thường có tác dụng khi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vẫn còn nhẹ, chỉ nên sử dụng cách chữa trị thoát vị đĩa đệm tại nhà này từ 15 – 20 phút, và không được đứng dậy lập tức sau khi chườm.
Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn ngay từ bây giờ, bằng cách thường xuyên theo dõi các bài thông tin hữu ích của phòng khám Meditec, để xem cơ thể mình có những dấu hiệu cảnh báo nào.
Hãy liên hệ ngay phòng khám Meditec để được xếp lịch thăm khám nhanh nhất với các bác sĩ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm.