Bệnh sốt xuất huyết đã xuất hiện từ rất lâu ở Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Á, tại vùng Đông Nam á (trong đó có Việt Nam), mới xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1950, nhưng mãi đến năm 1970 nó mới được coi là bệnh dịch nguy hiểm do khả năng lây nhiễm quá cao và số ca tử vong ngày một nhiều. Số ca tử vong cao một phần là do không chữa trị kịp thời cộng với trình độ kỹ thuật y tế kém khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn. Ngày nay với điều kiện kinh tế phát triển, việc chữa trị không còn là nỗi lo đáng ngại nữa.
1. Sốt xuất huyết là gì?
– Sốt xuất huyết tại nước ta được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do chủng virus Dengue gây nên. Bệnh này có tính chất lây lan nhanh giữa người với người do một loại muỗi vằn làm cầu nối, và bệnh sốt xuất huyết này xuất hiện cao điểm vào mùa muỗi sinh nở. Bệnh này tùy từng thời gian mắc bệnh và thể chất người bị bệnh dẫn đến các mức độ khác nhau nhưng nhìn chung người bị bệnh sốt xuất huyết thường trở lên đau, nhức các cơ và khớp.
– Trẻ em thường dễ mắc bệnh sốt xuất huyết này hơn người lớn do em bé không có khả năng tự ý thức phòng bệnh sốt xuất hiện, mà chủ yếu phụ thuộc vào người lớn. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ dễ dàng nhận ra hơn vì sức đề kháng của trẻ em đang trong quá trình hình thành chưa đầy đủ nên khi mắc bệnh sốt xuất huyết thường có dấu hiệu luôn như sốt cao, phát ban, quấy khóc không ngừng,…
2. Triệu chứng sốt xuất hiện
2.1. Nguyên nhân của triệu chứng sốt xuất huyết
Nguyên nhân của triệu chứng sốt xuất huyết chủ yếu là chủng virus Dengue (chủng này có 4 loại huyết thanh là DEN 1 đến DEN 4) gây nên. Và con muỗi cái có chứa nguồn bệnh sẽ là đường lây nhiễm chủ yếu do tính chất thích hút máu người của nó. Trong tự nhiên các bạn sẽ bắt gặp các con muỗi mà có khoang trắng khoang đen so le nhau trên thân thì chính là nó với tên thường gọi là muỗi vằn.
Thức ăn chính của muỗi vằn là nguồn máu. Muỗi vằn đốt người, khi vòi của muỗi đâm vào cơ thể của chúng ta tạo ra vết thương hở. Nước bọt của nó có chứa mầm bệnh Dengue sẽ di chuyển vào cơ thể theo con dòng chảy lưu thông máu và gây ra bệnh sốt xuất huyết ở người. Virus gây bệnh sẽ ngủ trong cơ thế của loài muỗi từ 8 đến 11 ngày, sau khi truyền vào cơ thể người chúng tiếp tục ẩn náu trong vòng một tuần mới phát bệnh. Cứ lặp đi lặp lại muỗi bị nhiễm bệnh -> chích người -> người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết -> muỗi lại hút máu người bệnh và bị nhiễm virus như một vòng tuần hoàn.
2.2. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
2.2.1. Dấu hiệu sốt xuất huyết loại nhẹ
Thời kỳ đầu khi xuất hiện dấu hiệu sốt xuất huyết nhiều bệnh nhân nhầm sẽ tưởng nhầm sang các bệnh khác như cảm, sốt, dị ứng,… và tự ý điều trị bằng thuốc mua ngoài. Ngoài dấu hiệu sốt xuất huyết trên thì còn kèm theo một số dấu hiệu đi kèm nữa là nhức đầu, buồn nôn, đau mắt, đau các cơ,… và sẽ kéo dài trong một tuần, nếu được chẩn đoán và chữa trị theo phác đồ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
2.2.2. Dấu hiệu sốt xuất huyết loại nặng
Sau khi có tất cả các dấu hiệu sốt xuất huyết loại nhẹ, nếu bệnh tình không thuyên giảm mà lại xuất hiện thêm các dấu hiệu sốt xuất huyết khác như: chảy máu chân răng, tự nhiên chảy máu mũi, xuất huyết ngoài da, đi ngoài ra máu, chân tay lạnh buốt nhưng lại có mồ hôi, lên cơn nôn ói thường xuyên khiến người lúc nào cũng trong tình trạng li bì mệt mỏi, chếnh choáng.
2.2.3. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Nếu như người lớn cần một tuần để ủ bệnh thì mới phát hiện ra dấu hiệu sốt xuất huyết. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em chỉ cần 2 – 3 ngày. Trẻ em sức khỏe yếu, sang ngày thứ 2 là sốt và sang ngày thứ 3 sẽ sốt cao, co giật. Trẻ có dấu hiệu ho hen, hơi thở phì phò và yếu. Cha mẹ phải luôn theo dõi em bé 24/24 để bệnh sốt xuất huyết có thể chữa trị kịp thời, nếu để muộn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em sau này như chậm phát triển trí não…
2.3. Biểu hiện sốt xuất huyết
– Luôn buồn nôn, ói mửa thường xuyên, đi ngoài phân lỏng như kiết lị và chảy máu
– Nhức đầu, chóng mặt
– Xuất huyết dưới da: Các nốt ban đỏ như dị ứng chấm li ti hay phân mảng, người bệnh quan sát kỹ ở các vùng cánh tay, chân, bụng,…
– Chướng bụng, bụng căng to
– Khó thở, gan phình to, chân tay luôn ẩm ướt và lạnh giá
– Đau ngực khó thở khi di chuyển hoặc thay đổi chiều nằm
3. Sốt xuất huyết có lây không
Sốt xuất huyết có lây nhiễm, và lây nhiễm rất nhanh. Như bên trên đã cung cấp thông tin là lây qua muỗi vằn chứa virus sốt xuất huyết. Một con muỗi có thể đốt hàng trăm người đến khi hết vòng đời của nó. Và từ một trăm người này lại có hàng trăm con muỗi khác bị nhiễm virus sốt xuất huyết. Chúng ta chứ nhân lên theo cấp số nhân thì một ngày có hàng nghìn ca nhiễm là chuyện bình thường.
4.Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
4.1. Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết lan nhanh
– Đi ngủ phải mắc màn kín
– Đốt hương muỗi, bắt muỗi trong phòng ngủ trước 30 phút để tránh mùi khó chịu
– Tổ chức tổng vệ sinh nhà cửa, phun thuốc muỗi xung quanh nơi ở
– Không để nước đọng xung quanh nhà, như vại, chum, vùng nước đọng. Muỗi sẽ đẻ trứng trong nước. Chúng ta nên đổ hết nước đi và đậy kín các vật dụng lại
– Phát quang cây cối um tùm xung quanh nhà, các bụi rậm ẩm ướt chính là nhà ở tuyệt vời của loài muỗi
4.2. Những lưu ý đối với người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết
– Điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không chủ quan điều trị tại nhà. Do hiện nay cũng chưa có vacxin điều trị triệt để bệnh sốt xuất huyết
– Ăn uống thanh đạm, các thực phẩm mềm, dễ tiêu như súp, cháo nhưng đủ chất. Tránh dầu mỡ, cay nóng do bụng đang còn yếu và cơ thể khó hấp thụ
– Bổ sung vitamin, khoáng chất, và nước (nước cam, trái cây ép, nước dừa,…). Khi bị bệnh sốt xuất huyết, cơ thể sẽ rất nhanh mất nước nên phải bổ sung kịp thời
Nếu bạn thấy bản thân hay người thân xung quanh bạn đang có những dấu hiệu cảnh báo bị sốt xuất huyết, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Hoặc liên hệ ngay với Meditec để được tư vấn và thăm khám kịp thời.