Bệnh Alzheimer được biết đến là căn bệnh trầm trọng với não bộ. Bệnh nhân mắc Alzheimer thường suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề và các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống bình thường. Theo một số thống kê, có ít nhất 50 triệu người trên thế giới đang sống chung với bệnh Alzheimer hay các hội chứng suy giảm trí tuệ khác. Theo Liên Hợp Quốc, con số bệnh nhân Alzheimer còn lớn hơn dân số của Colombia. Con số này có thể vượt quá 152 triệu người vào năm 2025 nếu ngành y không có những phát triển đột phá trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Bệnh Alzheimer không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh mà người thân và người chăm sóc người bệnh Alzheimer cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều gia đình của người bệnh Alzheimer chia sẻ đã gặp phải rất nhiều căng thẳng và áp lực dẫn đến sa sút tinh thần.
Hãy cùng Meditec tìm hiểu về căn bệnh Alzheimer là gì? Các biểu hiện của bệnh Alzheimer cũng như cách khắc phục và điều trị căn bệnh này.
Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là một căn bệnh gây tình trạng suy giảm trí nhớ, mất nhận thức, khả năng tư duy hay cả các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Người bệnh khi bị Alzheimer có xu hướng mất dần trí nhớ từ đó làm ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Độ tuổi xuất hiện bệnh Alzheimer thường gặp ở người 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người ở độ tuổi 50 đến 60 vẫn có thể bị Alzheimer.
Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi càng cao thì tiến trình lão càng gần. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn bệnh Alzheimer với các hiện tượng suy giảm trí nhớ bình thường ở người lớn tuổi.
Biểu hiện của bệnh Alzheimer
Theo thống kê, bộ não của con người có hơn 100 tỷ tế bào thần kinh. Bệnh Alzheimer làm tổn thương các tế bào thần kinh. Các biểu hiện của bệnh Alzheimer sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Trước khi đến với nguyên nhân, hãy cùng Meditec tìm hiểu biểu hiện của bệnh Alzheimer nhé!
Giai đoạn đầu (trước khi mất trí nhớ)
- Giảm sự tập trung, chú ý
- Thường xuyên thờ ơ với mọi việc
- Cảm thấy khó khăn trong việc nhớ các việc gần đây, người bệnh thường xuyên quên tên các vật quen thuộc
- Giảm khả năng tư duy trừu tượng
- Các biểu hiện ở giai đoạn này thường không biểu hiện rõ ràng và khó nhận biết bởi gia đình.
Giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ
- Gặp khó khăn trong việc nhớ một số việc trong quá khứ
- Suy giảm khả năng nhớ tên hay cách sử dụng vật dụng nào đó
- Thường quên hoặc làm mất đồ đạc
- Giảm khả năng lên kế hoạch
Các biểu hiện của giai đoạn này thường đủ rõ ràng để người thân hoặc bạn bè của người bệnh chú ý.
Giai đoạn khá nặng
- Người bệnh gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ: thường xuyên mất thời gian tìm kiếm từ ngữ để diễn tả điều muốn nói, bệnh nhân không nhớ được từ vựng hoặc diễn tả sai ý nghĩa từ vựng,…
- Thường xuyên có những biểu hiện hung hăng, khó chịu, phản kháng sự quan tâm chăm sóc của người thân
- Thường xuyên đi lang thang
- Mất dần trí nhớ trong các hoạt động sinh hoạt cơ bản hàng ngày
- Xuất hiện triệu chứng ảo giác
- Giảm khả năng vận động
Giai đoạn nặng
- Người bệnh mất khả năng sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần có người chăm sóc.
- Khả năng ngôn ngữ mất dần và người bệnh chỉ có thể nói được một số cụm từ đơn giản. Theo thời gian người bệnh Alzheimer sẽ mất hoàn toàn khả năng sử dụng ngôn ngữ
- Mất khả năng hoạt động cơ bản như tự ngồi xuống, ngẩng cao đầu,… dẫn đến cứng cơ, thoái hóa các khối cơ dần khiến người bệnh nằm liệt giường
- Việc ăn uống ngày càng trở nên khó khăn và mất dần khả năng ăn uống
Nguyên nhân gây bệnh alzheimer là gì?
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh Alzheimer vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh Alzheimer
Do tuổi tác
Theo thống kê trong độ tuổi từ 65 trở lên, cứ 8 người thì có 1 người mắc bệnh Alzheimer. Với những người ở độ tuổi 85 trở lên, gần một nửa trong số đó mắc bệnh này.
Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình
Theo nghiên cứu, những người có anh/chị/em mắc bệnh Alzheimer thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người bình thường. Khi bệnh Alzheimer có xu hướng lan truyền trong gia đình thì yêu tố về môi trường hoặc yếu tố di truyền gen, hoặc cả hai sẽ đóng một vai trò nhất định.
Các nhà khoa học cũng đã khám phá một số gen hiếm gặp, mà khi mang gen đó gần như sẽ bị mắc bệnh Alzheimer.
Cách phòng tránh bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer xảy ra do rất nhiều nguyên nhân hoặc do tiến trình lão hóa dần theo thời gian. Bệnh này có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hay mức độ nặng nhẹ của bệnh có liên quan đến lối sinh hoạt. Cũng Meditec tìm hiểu một số cách phòng ngừa bệnh sớm cũng như hạn chế tốc độ phát triển của bệnh như:
1. Thường xuyên thăm khám và phòng bệnh tim mạch
Theo thống kê có 80% người bệnh Alzheimer có các bệnh liên quan đến tim mạch. Cho thấy rõ ràng mối quan hệ giữa Alzheimer và các bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học chỉ ra các đám rối và mảng vón ở não bộ thường thường trầm trọng hơn khi người bệnh có các vấn đề về mạch máu não. Bệnh tim mạch có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh Alzheimer. Vì vậy, cần phòng tránh các bệnh như mỡ máu cao, tăng huyết áp, đái tháo đường,… khi phòng bệnh Alzheimer.
2. Luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục thường xuyên giúp lưu lượng máu và oxy lưu thông tới não nhiều và ổn định hơn. Điều này giúp các triệu chứng hay quên và khó ghi nhớ có thể cải thiện.
3. Ăn uống đủ dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp tăng cường cho cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe não bộ. Vì vậy, cần ăn uống đa dạng các loại món ăn với các nhóm chất: vitamin, dầu mỡ, chất béo tốt, vitamin,… Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ và các món ăn có nhiều đường.
4. Ngủ đúng giờ và đủ giấc
Để phòng chống và hạn chế tiến triển trầm trọng của bệnh Alzheimer cần ngủ đúng giờ và đủ giấc. Trong quá trình ngủ, bộ não sẽ tiến hành “dọn dẹp” các synapse giúp quá truyền thông tin được diễn ra tốt hơn, loại bỏ những ký ức không cần thiết cũng như xử lý các thông tin cần thiết.
Câu hỏi thường gặp về bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer có sống được lâu không?
Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo thống kê, bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây tử vong top 6 tại Hoa Kỳ.
Tuổi thọ trung bình của một bệnh nhân Alzheimer sau khi chẩn đoán thường là 8 đến 10 năm. Tùy vào tình trạng sức khỏe, tuổi thọ của người bệnh Alzheimer có thể ngắn hoặc kéo dài hơn.
Bệnh Alzheimer có bị di truyền không?
Theo một số nghiên cứu, những người có người thân mắc bệnh Alzheimer thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người bình thường. Khi gia đình có từ 2 người mắc bệnh Alzheimer sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Bệnh Alzheimer có xuất hiện ở người trẻ không?
Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer thường là từ 65 tuổi trở lên vì vậy tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi là rất hiếm. Số bệnh nhân trẻ tuổi mắc Alzheimer chỉ chiếm dưới 10% trên tổng số người mắc bệnh Alzheimer.
Hy vọng thông qua những chia sẻ trên của Meditec, bạn đã có thêm thật nhiều thông tin hữu ích về bệnh Alzheimer. Hãy liên hệ ngay cho Meditec nếu bạn muốn nhận được tư vấn chi tiết về Alzheimer từ chuyên gia bên mình. Đừng quên luôn theo dõi Meditec để nhận được thật nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe nhé!